Bệnh Lở mồm long móng được phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin như thế nào?
Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin về bệnh Lở mồm long móng như thế nào?
Tại mục 2 Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định:
2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin
2.1. Đối tượng tiêm phòng
a) Các trang trại, cơ sở nuôi gia súc tập trung: Trâu, bò, lợn, dê, cừu trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
b) Đàn gia súc nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống và một số đối tượng gia súc mẫn cảm khác do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.2. Phạm vi tiêm phòng
Tiêm phòng theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.3. Thời gian tiêm phòng
a) Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với gia súc mới phát sinh, đàn gia súc đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc tiêm phòng theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
2.4. Căn cứ vào thông báo chủng vi rút LMLM lưu hành tại thực địa, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng và chủng loại vắc-xin sử dụng để phòng, chống bệnh LMLM cho phù hợp.
2.5. Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiêm phòng.
Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin với các trang trại, cơ sở nuôi gia súc tập trung; Đàn gia súc nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình. Tiêm phòng theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với gia súc mới phát sinh, đàn gia súc đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc tiêm phòng theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương; Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
Bệnh Lở mồm long móng được phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêm phòng khẩn cấp bệnh Lở mồm long móng khi có ổ dịch xảy ra quy định như thế nào?
Theo mục 3 Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định:
3. Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra
3.1. Khi có ổ dịch LMLM xảy ra, tổ chức tiêm phòng khẩn cấp cho gia súc khỏe mạnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia súc mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch.
3.2. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
Khi có ổ dịch lở mồm long móng xảy ra, tổ chức tiêm phòng khẩn cấp cho gia súc khỏe mạnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia súc mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch.
Giám sát bệnh Lở mồm long móng được tiến hành như thế nào?
Theo mục 4 Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định:
4. Giám sát bệnh LMLM
4.1. Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với gia súc mới đưa vào địa bàn, mới nuôi, gia súc trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
4.2. Giám sát lưu hành vi rút
Lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu dịch hầu họng (probang) để giám sát lưu hành vi rút, giám sát biến đổi của vi rút hoặc lấy mẫu huyết thanh để giám sát lưu hành kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên.
4.3. Giám sát sau tiêm phòng
a) Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia súc sau khi được tiêm vắc-xin;
b) Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng;
c) Thời điểm lấy mẫu: Sau 21 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.
4.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng gia súc, trong đó có kế hoạch giám sát bệnh LMLM, bao gồm: giám sát lâm sàng, giám sát lưu hành vi rút hoặc giám sát sau tiêm phòng. Việc giám sát được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
4.5. Trong quá trình giám sát lưu hành vi rút, gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý như đối với ổ dịch LMLM.
Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với gia súc mới đưa vào địa bàn, mới nuôi, gia súc trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
Giám sát lưu hành vi rút: Lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu dịch hầu họng để giám sát lưu hành vi rút, giám sát biến đổi của vi rút hoặc lấy mẫu huyết thanh để giám sát lưu hành kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên. Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia súc sau khi được tiêm vắc-xin.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lở mồm long móng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?