Bệnh Cúm gia cầm được chẩn đoán xét nghiệm như thế nào?
Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Cúm gia cầm như thế nào?
Tại mục 6 Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định:
6. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh
6.1. Mẫu bệnh phẩm dùng để phát hiện mầm bệnh Cúm gia cầm là dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp, mẫu phân tươi, mẫu bệnh phẩm tổ chức của gia cầm mắc bệnh hoặc nguyên con gia cầm mắc bệnh.
6.2. Mẫu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo quản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với mẫu dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp phải được bảo quản trong dung dịch bảo quản, bảo quản trong điều kiện lạnh khoảng 2°C đến 8°C và chuyển ngay về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
6.3. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Cúm gia cầm quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-26:2014.
Mẫu bệnh phẩm dùng để phát hiện mầm bệnh Cúm gia cầm là dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp, mẫu phân tươi, mẫu bệnh phẩm tổ chức của gia cầm mắc bệnh hoặc nguyên con gia cầm mắc bệnh. Đối với mẫu dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp phải được bảo quản trong dung dịch bảo quản, bảo quản trong điều kiện lạnh khoảng 2°C đến 8°C và chuyển ngay về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Bệnh Cúm gia cầm được chẩn đoán xét nghiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Bệnh Lở mồm long móng được hiểu như thế nào?
Theo mục 1 Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định:
1. Giới thiệu về bệnh Lở mồm long móng (LMLM)
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Lở mồm long móng gia súc (Foot and Mouth Disease) là bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật móng guốc chẵn, lây lan mạnh, gây ra bởi loài vi rút thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus. Vi rút có 7 típ là: A, O, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3 với hơn 60 phân típ. Ở khu vực Đông Nam Á thường thấy 3 típ là O, A và Asia 1. Ở Việt Nam đã phát hiện típ O, A và Asia 1.
b) Sức đề kháng của vi rút: Vi rút LMLM dễ bị tiêu diệt bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao (như đun sôi 100°C); vi rút tồn tại được nhiều tháng trong thịt đông lạnh, 5-15 phút ở 60°C, chết nhanh ở 100°C, 425 ngày ở 0-4°C; vi rút dễ bị tiêu diệt bởi các chất có độ toan cao (pH ≤ 3) và các chất kiềm mạnh như xút (pH ≥ 9); vi rút sống khoảng 07 ngày trong các chất thải hữu cơ ở chuồng nuôi và các chất có độ kiềm nhẹ (pH từ 7,2-7,8).
1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây
a) Loài mắc: Động vật mắc bệnh LMLM là các loài móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai,...;
b) Nguồn bệnh: Vi rút có trong nước bọt, dịch mụn nước, sữa, tinh dịch, các chất bài xuất, bài tiết của con vật mắc bệnh. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), dịch tiết trong đường hô hấp trên của người có thể lưu giữ vi rút trong 24 đến 48 giờ. Một đặc điểm quan trọng là vi rút LMLM thường được bài xuất ra ngoài trước khi con vật có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh. Phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM quốc tế Pirbright (Anh quốc) đã chứng minh với típ O, lợn bài xuất vi rút trước khi có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên là 10 ngày, bò và cừu là 05 ngày, trung bình là 2,5 ngày. Một số tài liệu cho rằng lợn mắc bệnh có thể bài thải 400 triệu đơn vị lây nhiễm vi rút LMLM trong ngày, trong khi đó loài nhai lại bài thải khoảng 120 ngàn đơn vị lây nhiễm.
c) Đường truyền lây
- Lây trực tiếp: Do tiếp xúc giữa động vật mẫn cảm và động vật mắc bệnh khi nhốt chung hoặc chăn thả chung trên đồng cỏ.
- Lây gián tiếp: Qua thức ăn, nước uống, máng ăn, máng uống, nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi, tay chân, quần áo người chăn nuôi bị nhiễm vi rút. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, lây từ nước này sang nước khác qua biên giới theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống có mang mầm bệnh (kể cả thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sữa).
1.3. Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày, nhiều nhất là 21 ngày. Động vật mắc bệnh có triệu chứng sốt cao trên 40°C, kém ăn hoặc bỏ ăn, chảy nhiều nước bọt, chân đau, mụn nước xuất hiện ở lợi, lưỡi, vành mũi, vành móng, kẽ móng và đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra làm lở loét mồm và dễ làm long móng, nhất là ở lợn.
Sau khi phát bệnh 10-15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật (03 - 04 tuần đối với lợn, 02 - 03 năm đối với trâu bò, 09 tháng đối với cừu, 04 tháng đối với dê) và được bài thải ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.
Bệnh Lở mồm long móng gia súc (Foot and Mouth Disease) là bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật móng guốc chẵn, lây lan mạnh, gây ra bởi loài vi rút thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus. Vi rút có 7 típ là: A, O, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3 với hơn 60 phân típ. Ở khu vực Đông Nam Á thường thấy 3 típ là O, A và Asia 1. Ở Việt Nam đã phát hiện típ O, A và Asia 1.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh Cúm gia cầm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?