-
Đăng ký kết hôn
-
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
-
Thủ tục đăng ký kết hôn
-
Hồ sơ đăng ký kết hôn
-
Lệ phí đăng ký kết hôn
-
Thẩm quyền đăng ký kết hôn
-
Đăng ký kết hôn lưu động
-
Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền

Sau khi ly hôn thì xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại đâu?
Xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại đâu sau khi ly hôn?
Tại Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Với trường hợp không có đăng ký thường trú mà có đăng ký tạm trú thì Ủy ban nhân dân nơi đăng ký tạm trú có thẩm quyền cấp.
Sau khi ly hôn thì xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại đâu? (Hình từ Internet)
Đổi họ cho con sau ly hôn được không?
Theo khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Và khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
Như vậy, mặc dù bố cháu không chu cấp tiền hàng tháng cho con nhưng việc thay đổi họ của cháu phải được cả sự đồng ý cả bố và mẹ. Do đó, nếu bố không đồng ý thì không thể thay đổi được. Mặc dù, hai anh chị ly hôn nhưng về quan hệ cha con vẫn còn. Về trường hợp, bố không chu cấp tiền hàng tháng cho con theo quyết định ly hôn thì chị có quyền yêu cầu tòa án buộc chồng chị thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Không có quyết định ly hôn thì xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thế nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó có nêu:
Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
Như vậy, đối với trường hợp đã ly hôn muốn xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cần phải có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn.
Chồng bạn không có quyết định ly hôn thì thực hiện thủ tục xin cấp lại quyết định ly hôn như sau:
Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:
- Giấy tờ phải nộp: Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của người đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân.
+ Trong trường hợp người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.
Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi dành cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như thế nào?
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương từ ngày 01/07/2024? Xây dựng bảng lương mới theo chính sách cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27-NQ/TW?
- Các ngành nghề xuất khẩu lao động Hàn Quốc phổ biến hiện nay?
- Phụ cấp thu hút là gì? Cách tính phụ cấp thu hút như thế nào?
- Sinh viên có quyền bảo lưu kết quả học tập để sử dụng học tại cơ sở đại học khác không?