Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có hiệu lực trong bao lâu?
Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có thời hạn trong bao lâu?
Tại Điều 10 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định hiệu lực của số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, theo đó:
Hiệu lực của số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn 05 năm, tổ chức, cá nhân muốn tiếp tục đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường thì phải công bố lại trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy định.
Theo đó, bạn vừa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thì thời hạn của số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có hiệu lực trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Đưa mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố hết thời hạn bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 68 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được bố sung bởi điểm b khoản 19 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về công bố sản phẩm mỹ phẩm, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về công bố sản phẩm mỹ phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không đúng các nội dung trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
b) Thay đổi nội dung đã công bố và đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn mà chưa công bố lại theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo tài liệu, sử dụng con dấu giả hoặc giả mạo chữ ký, dấu của cơ quan chức năng Việt Nam hoặc nước ngoài, của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này.
6. Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Như vậy, khi cá nhân đưa mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn mà chưa công bố lại thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng, trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng. Với tổ chức thì mức phạt tiền từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài bao gồm những giấy tờ gì?
- Cảnh giác: 12 hình thức lừa đảo trên không gian mạng phổ biến 2024?
- Tiền thưởng định kỳ hằng năm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
- 7 Tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Ngày 7 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- IOE điểm tối đa là bao nhiêu? Thi ioe bao nhiêu câu? Tên đăng nhập ioe là gì?