Quy chuẩn về silô phục vụ thi công trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Quy chuẩn silô phục vụ thi công trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại tiết 2.6.8 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn silô phục vụ thi công trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.6.8.1 Silô phải:
a) Được lắp đặt lên trên nền, móng đảm bảo theo quy định về KCCĐT nêu tại 2.3;
b) Đủ khả năng chịu được các loại tải trọng; các bộ phận chịu lực của silô như thành, sàn hoặc đáy và các bộ phận chịu lực khác không bị biến dạng (hoặc nứt) quá mức cho phép theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế silô và (hoặc) các quy định riêng về tính năng của silô (do người thiết kế hoặc người sử dụng silô quy định).
2.6.8.2 Phải bố trí cầu thang, thang leo cố định hoặc vận thăng để người lao động có thể tiếp cận được các vị trí bên trong và ngoài silô theo yêu cầu.
2.6.8.3 Phải có các thiết bị để xác định được lượng vật liệu bên trong silô mà không cần vào bên trong.
2.6.8.4 Phải có các thông báo được hiển thị rõ ràng sau đây trên silô:
a) Quy định và yêu cầu chi tiết về công việc nhập liệu vào silô;
b) Với silô chứa vật liệu tinh, phải có cảnh báo nguy hiểm về việc người có thể bị chìm trong silô.
2.6.8.5 Phải lắp đặt các máy khuấy, máy nén khí hoặc các thiết bị cơ khí khác cho silô chứa các vật liệu có khả năng gây tắc nghẽn (ví dụ: vật liệu có thể tự chuyển trạng thái từ bột thành cục). Để xử lý tắc nghẽn, trong tình huống khẩn cấp phải bố trí sẵn các dụng cụ cần thiết như sào, thanh dài (để quấy, chọc), búa (để đục, phá) hoặc dụng cụ cào.
2.6.8.6 Phải bố trí các thiết bị chữa cháy cho silô chứa các loại vật liệu có thể tự bốc cháy.
2.6.8.7 Đối với silô mà bên trong có thể có nguy cơ hình thành hỗn hợp nổ của khí hoặc bụi thì phải tuân thủ các yêu cầu sau:
a) Các thiết bị điện (kể cả đèn xách tay) phải là loại chống cháy, nổ;
b) Chỉ được sử dụng các thiết bị, dụng cụ không phát ra tia lửa;
c) Phải có lỗ thông hơi bố trí trên thành của silô.
2.6.8.8 Lối vào silô phải được bao che kín, có cửa và khóa.
2.6.8.9 Không cho phép người vào trong silô, ngoại trừ các trường hợp sau:
a) Lỗ xả vật liệu đã đóng, cửa nhập liệu của silô đã đóng và công việc nhập liệu đã ngừng;
b) Người vào silô là người lao động được giao nhiệm vụ để thực hiện công việc;
c) Người vào silô đã đeo dây an toàn và có dây cứu sinh được gắn chắc chắn vào một vật cố định đủ KNCL để ĐBAT;
d) Có một người được giao nhiệm vụ đi cùng để giám sát liên tục và có các thiết bị cứu nạn phù hợp.
Silô phải: Được lắp đặt lên trên nền, móng đảm bảo theo quy định; Đủ khả năng chịu được các loại tải trọng; các bộ phận chịu lực của silô như thành, sàn hoặc đáy và các bộ phận chịu lực khác không bị biến dạngquá mức cho phép theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế silô và các quy định riêng về tính năng của silô.
Quy chuẩn về silô phục vụ thi công trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn trạm, máy nghiền sàng vật liệu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại tiết 2.6.12 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn trạm, máy nghiền sàng vật liệu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.6.12.1 Trạm, máy nghiền sàng phải được đặt cách khu vực đang thi công một khoảng cách để ĐBAT, tránh gây thương tích cho người lao động và gây ra tác động có hại đến sức khỏe của họ (do bụi, tiếng ồn, rung động và những yếu tố có hại khác).
CHÚ THÍCH: Các quy định về ĐBAT khi có bụi, tiếng ồn, rung động và những yếu tố khác xem 2.18.
2.6.12.2 Các trạm, máy nghiền phải được trang bị thiết bị chống quá tải và đóng cắt độc lập đặt gần với bộ phận nghiền ở vị trí dễ thấy để ngăn ngừa việc máy khởi động bất ngờ trong quá trình sửa chữa hoặc bảo trì.
2.6.12.3 Động cơ điện, công tắc, bộ đấu nối và các trang bị điện khác phải là loại chống bụi và chống ẩm.
2.6.12.4 Máy, thiết bị thi công, nhà xưởng phải được vệ sinh hàng ngày.
2.6.12.5 Đường vào khu vực phễu cấp liệu của máy nghiền và lưới sàng phải được làm sạch bằng cách phun nước hoặc các phương pháp phù hợp khác.
2.6.12.6 Dây dẫn điện phải được đặt ngầm dưới đất hoặc ở độ cao ĐBAT điện, được đánh dấu bằng các chỉ báo màu sáng, bền màu, dễ thấy để tránh bị hư hỏng.
2.6.12.7 Các thiết bị vận chuyển đất đá, vật liệu sử dụng tại trạm nghiền phải được làm sạch và bảo trì sau mỗi ca làm việc.
Trạm, máy nghiền sàng phải được đặt cách khu vực đang thi công một khoảng cách để đảm bảo an toàn, tránh gây thương tích cho người lao động và gây ra tác động có hại đến sức khỏe của họ. Được trang bị thiết bị chống quá tải và đóng cắt độc lập đặt gần với bộ phận nghiền ở vị trí dễ thấy để ngăn ngừa việc máy khởi động bất ngờ trong quá trình sửa chữa hoặc bảo trì. Động cơ điện, công tắc, bộ đấu nối và các trang bị điện khác phải là loại chống bụi và chống ẩm. Các thiết bị vận chuyển đất đá, vật liệu sử dụng tại trạm nghiền phải được làm sạch và bảo trì sau mỗi ca làm việc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?