Có được tham gia nghĩa vụ quân sự đối với trường hợp bị rối loạn giấc ngủ?

Không được tham gia nghĩa vụ quân sự đối với trường hợp bị rối loạn giấc ngủ? Bị rối loạn lo âu có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Bị đục thủy tinh thể bẩm sinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Không được tham gia nghĩa vụ quân sự đối với trường hợp bị rối loạn giấc ngủ?

Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định:

70. Rối loạn giấc ngủ:
- Đã hồi phục: Điểm 4
- Không hồi phục: Điểm 5

Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Như vậy, trường hợp bị rối loạn giấc ngủ, tùy trường hợp sẽ có sức khỏe loại 4 hoặc loại 5.

Và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Từ các quy định trên thì trường hợp bị rối loạn giấc ngủ sẽ có sức khỏe loại 4 hoặc 5, sẽ không đủ điều kiện về sức khỏe để có thể tham gia nghĩa vụ quân sự (chưa xét những điều kiện, bệnh tật khác).

Có được tham gia nghĩa vụ quân sự đối với trường hợp bị rối loạn giấc ngủ?

Có được tham gia nghĩa vụ quân sự đối với trường hợp bị rối loạn giấc ngủ? (Hình từ Internet)

Bị rối loạn lo âu có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định:

Rối loạn lo âu:
+ Đã hồi phục: điểm 4
+ Đang tiến triển: điểm 5
+ Hay tái phát (từ 2 lần trở lên): điểm 6

Tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Như vây, người bị rối loạn lo âu thuộc một trong các trường hợp trên sẽ có sức khỏe từ loại 4 đến loại 6.

Tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe tuyển nghĩa vụ quân sự như sau:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, trường hợp con bạn bị bệnh rối loạn lo âu sẽ có sức khỏe từ loại 4 đến loại 6. Cho nên, căn cứ vào quy định trên không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Bị đục thủy tinh thể bẩm sinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định:

Đục thủy tinh thể bẩm sinh: điểm 6

Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Như vậy, người bị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh sẽ có sức khỏe loại 6.

Theo điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe tuyển nghĩa vụ quân sự như sau:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, bạn bị đục thủy tinh thể bẩm sinh có sức khỏe loại 6. Cho nên không đảm bảo đủ điều kiện để được tham gia nghĩa vụ quân sự.

Trân trọng!

Nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghĩa vụ quân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Tra cứu danh sách công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự 2025 ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách cho điểm khám thị lực đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết quả phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 được công bố ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách công dân được miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự được lập và công khai như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Rớt nghĩa vụ công an có đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nữ cao bao nhiêu mới được đi nghĩa vụ quân sự năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết thúc đợt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 vào ngày mấy, tháng mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn nữ đi nghĩa vụ quân sự 2025: Chưa lập gia đình, chưa có con, ngoại hình cân đối?
Hỏi đáp Pháp luật
Du học nước ngoài có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lấy vợ có phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghĩa vụ quân sự
1,579 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào