Làm gì khi thông tin năm sinh ở sổ hộ khẩu và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị sai?
Năm sinh ở sổ hộ khẩu và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai thì phải làm sao?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh được quy định như sau:
Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Do đó bạn sẽ dùng Giấy khai sinh làm chuẩn để so sánh với các loại giấy tờ khác.
*Đối với trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lệch về năm sinh so với giấy khai sinh thì:
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp như sau:
Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.”
Do đó bạn sẽ nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai sót lại cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính.
Về hồ sơ bạn phải chuẩn bị để thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:
- Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Như vậy, khi phát hiện phần năm sinh chủ sử dụng có sai sót, người sử dụng đất làm đơn đề nghị đính chính gửi tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện, kèm theo đơn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ khác chứng minh thông tin có sai lệch (thông thường thì cần nộp Giấy khai sinh, CMND, hộ khẩu) để đề nghị giải quyết.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Làm gì khi thông tin năm sinh ở sổ hộ khẩu và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị sai? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hư hỏng có cấp đổi được không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi: Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
Với quy định này khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn bị hư hỏng thì có quyền đăng ký cấp đổi.
Căn cứ Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP và khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thủ tục cấp lại như sau:
- Thứ nhất, Bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
+ Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
- Thứ hai bạn nộp hồ sơ đến phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
+ Nếu bạn nộp hồ sơ tại phòng đăng ký đất đai thì không quá 7 ngày sẽ được cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Nếu bạn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì không quá 10 sẽ được cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, khi sổ đỏ của bạn bị hư hỏng thì có quyền làm thủ tục để cấp đổi sổ, bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp hồ sơ đến phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất của người đã chết như thế nào?
Tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất:
Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất
1. Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
2. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã."
Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
b) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó."
Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?