Quy định về cần trục tháp của thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Cần trục tháp của thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?
Tại tiết 2.4.5 tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD cần trục tháp của thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như sau:
2.4.5.1 Đối với cần trục tháp có ca bin ở trên cao, người vận hành cần trục tháp phải phù hợp quy định tại 2.4.1.11.1 và bắt buộc phải được đào tạo, huấn luyện để làm việc trên cao.
2.4.5.2 Việc lựa chọn cần trục tháp phải căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của các loại cần trục tháp hiện có, yêu cầu vận hành, đặc điểm của công trường để quyết định loại cần trục tháp phù hợp nhất.
2.4.5.3 Tác động của gió phải được xét đến trong các trường hợp cần trục tháp đang được lắp dựng, đang làm việc và không làm việc.
2.4.5.4 Móng hoặc nền đỡ cần trục tháp (kể cả đối với đường ray của cần trục tháp di động) phải bằng phẳng và phải được tính toán thiết kế, đảm bảo khả năng chịu tải truyền xuống từ cần trục tháp và phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.
2.4.5.5 Cần trục tháp phải được lắp đặt tại các vị trí cách hố đào, sông, mương, rãnh một khoảng cách an toàn. Cần trục tháp di chuyển trên ray chỉ được hoạt động trên độ dốc trong giới hạn đã được quy định trong chỉ dẫn của nhà sản xuất.
CHÚ THÍCH: Khoảng cách an toàn là khoảng cách sao cho đảm bảo sự ổn định của móng cần trục tháp và phải được xác định qua tính toán cũng như qua kinh nghiệm ở các điều kiện tương tự. Việc khảo sát, tính toán, thiết kế và thi công nền đỡ, móng của cần trục tháp thực hiện theo quy định tại 2.3 đối với KCCĐT.
2.4.5.6 Cần trục tháp phải được bố trí ở những khu vực thoáng, đủ rộng cho công việc lắp đặt, vận hành và tháo dỡ.
CHÚ THÍCH: Cần trục tháp phải được lắp tại những vị trí sao cho hoạt động cẩu không phải thực hiện bên trên các tòa nhà, công trình đang sử dụng, các tuyến đường giao thông công cộng, các công trình đang xây dựng khác, đường sắt hoặc gần đường dây dẫn điện. Khi không thể thực hiện các việc này, kế hoạch và biện pháp ĐBAT phải được lập chi tiết cho các tình huống.
2.4.5.7 Trường hợp nhiều cần trục tháp có nguy cơ va chạm lẫn nhau khi cùng hoạt động thì trước khi vận hành các cần trục phải:
a) Thiết lập phương thức liên lạc trực tiếp giữa các cần trục tháp;
b) Có hệ thống cảnh báo trong ca bin của từng cần trục để những người vận hành có thể thông báo cho nhau về các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra.
2.4.5.8 Biện pháp, trình tự lắp đặt và tháo dỡ cần trục tháp phải được thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Cần trục tháp phải được kiểm định an toàn theo quy định trước khi đưa vào sử dụng.
2.4.5.9 Hoạt động leo để tăng chiều cao bằng phương pháp tự nâng của cần trục tháp phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Chiều cao tự đứng khi không có giằng giữ cho tháp của cần trục không được vượt quá chiều cao tự đứng an toàn cho phép theo quy định của nhà sản xuất.
2.4.5.10 Khi không có người vận hành hoặc người giám sát các hoạt động cẩu, phải thực hiện hạ và tháo vật nâng khỏi móc cẩu; kéo móc cẩu lên cao và để ở vị trí có tầm với nhỏ nhất, tắt động cơ và đưa cần nằm ngang. Trường hợp cần trục tháp phải ngừng hoạt động trong khoảng thời gian dài (xem thêm quy định tại 2.1.12) hoặc ngừng hoạt động do điều kiện thời tiết bất lợi (theo dự báo) thì trình tự ngừng hoạt động phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và phải nhả phanh cơ cấu quay.
2.4.5.11 Thiết bị đo vận tốc gió phải được lắp ở vị trí cao nhất trên cần trục tháp và phải có bảng hiển thị tốc độ gió đặt trong ca bin của người vận hành.
2.4.5.12 Phải lắp đặt thiết bị kiểm soát hành trình để kiểm soát tải trọng làm việc an toàn lớn nhất tương ứng với các bán kính nâng khác nhau. Biển hiệu hoặc vật chắn gió không được treo trên cần trục tháp nếu không phù hợp với chỉ dẫn của nhà sản xuất.
2.4.5.13 Không được sử dụng cần trục tháp cho các trường hợp có thể gây ra tác động quá lớn lên kết cấu của cần trục như sử dụng cơ cấu móc cẩu kiểu nam châm; cẩu tạ bóng thép để phá dỡ công trình; thi công đóng hoặc ép cọc.
Đối với cần trục tháp có ca bin ở trên cao, người vận hành cần trục tháp phải phù hợp quy định và bắt buộc phải được đào tạo, huấn luyện để làm việc trên cao. Việc lựa chọn cần trục tháp phải căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của các loại cần trục tháp hiện có, yêu cầu vận hành, đặc điểm của công trường để quyết định loại cần trục tháp phù hợp nhất.
Móng hoặc nền đỡ cần trục tháp phải bằng phẳng và phải được tính toán thiết kế, đảm bảo khả năng chịu tải truyền xuống từ cần trục tháp và phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất. Cần trục tháp phải được lắp đặt tại các vị trí cách hố đào, sông, mương, rãnh một khoảng cách an toàn. Cần trục tháp di chuyển trên ray chỉ được hoạt động trên độ dốc trong giới hạn đã được quy định trong chỉ dẫn của nhà sản xuất. Cần trục tháp phải được bố trí ở những khu vực thoáng, đủ rộng cho công việc lắp đặt, vận hành và tháo dỡ.
Trường hợp nhiều cần trục tháp có nguy cơ va chạm lẫn nhau khi cùng hoạt động thì trước khi vận hành các cần trục phải thiết lập phương thức liên lạc trực tiếp giữa các cần trục tháp; Có hệ thống cảnh báo trong ca bin của từng cần trục để những người vận hành có thể thông báo cho nhau về các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra. Không được sử dụng cần trục tháp cho các trường hợp có thể gây ra tác động quá lớn lên kết cấu của cần trục như sử dụng cơ cấu móc cẩu kiểu nam châm; cẩu tạ bóng thép để phá dỡ công trình; thi công đóng hoặc ép cọc.
Quy định về cần trục tháp của thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Máy ủi để thi công để vận chuyển, đào đất đá, vật liệu và làm đường trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?
Tại tiết 2.5.3 tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD máy ủi thi công để vận chuyển, đào đất đá, vật liệu và làm đường trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như sau:
2.5.3.1 Trước khi rời khỏi máy ủi, người vận hành phải:
a) Cài phanh;
b) Hạ thấp bàn ủi, bàn(lưỡi) cào;
c) Cài số về không.
2.5.3.2 Khi không hoạt động, máy ủi phải đỗ trên bề mặt, mặt đất bằng phẳng.
2.5.3.3 Khi máy ủi di chuyển lên dốc, bàn ủi phải được hạ thấp.
2.5.3.4 Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, không được sử dụng bàn ủi làm phanh.
Trước khi rời khỏi máy ủi, người vận hành phải cài phanh; Hạ thấp bàn ủi, bàn (lưỡi) cào; Cài số về không. Khi không hoạt động, máy ủi phải đỗ trên bề mặt, mặt đất bằng phẳng. Khi máy ủi di chuyển lên dốc, bàn ủi phải được hạ thấp. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, không được sử dụng bàn ủi làm phanh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?