Quy định về thông báo và tham vấn thực hiện áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp?

Thông báo và tham vấn thực hiện áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như thế nào? Quy định về thủ tục bồi thường khi điều tra, áp dụng, gia hạn biện pháp tự vệ RCEP?

Thông báo và tham vấn thực hiện áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 07/2022/TT-BCT quy định thông báo và tham vấn như sau:

Thông báo và tham vấn
1. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho các nước Thành viên trong các trường hợp sau:
a) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra;
c) Cơ quan điều tra ban hành dự thảo kết luận điều tra sơ bộ, dự thảo kết luận điều tra cuối cùng;
d) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;
đ) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định sửa đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời hoặc sửa đổi, bổ sung việc áp dụng, gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
2. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;
b) Tóm tắt lý do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;
c) Ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra và thời kỳ điều tra.
3. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;
b) Bằng chứng về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng do việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ các nước Thành viên bị điều tra gây ra do việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo Hiệp định RCEP;
c) Thông tin mô tả về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được đề xuất áp dụng;
d) Ngày đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn dự kiến của biện pháp và lộ trình giảm dần mức độ áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;
đ) Bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đang điều chỉnh trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
4. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;
b) Nội dung sửa đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời hoặc sửa đổi, bổ sung việc áp dụng, gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
5. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ gửi thông báo bằng văn bản cho các nước Thành viên của Hiệp định RCEP trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời.
6. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ cung cấp cho nước Thành viên bản sao hoặc địa chỉ trang thông tin điện tử đăng tải bản công khai của các báo cáo điều tra về vụ việc. Các báo cáo được cung cấp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.
7. Việc tham vấn theo đề nghị của các bên liên quan trong quá trình điều tra áp dụng hoặc xem xét gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho các nước Thành viên trong trường hợp:

+ Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp; Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra;Cơ quan điều tra ban hành dự thảo kết luận điều tra sơ bộ, dự thảo kết luận điều tra cuối cùng;

+ Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp; Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định sửa đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời hoặc sửa đổi, bổ sung việc áp dụng, gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

Việc tham vấn theo đề nghị của các bên liên quan trong quá trình điều tra áp dụng hoặc xem xét gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện theo quy định.

Quy định về thông báo và tham vấn thực hiện áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp?

Quy định về thông báo và tham vấn thực hiện áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp? (Hình từ Internet)

Quy định về thủ tục bồi thường khi điều tra, áp dụng, gia hạn biện pháp tự vệ RCEP?

Theo Điều 14 Thông tư 07/2022/TT-BCT quy định bồi thường như sau:

Bồi thường
1. Việc thực hiện thủ tục bồi thường khi Việt Nam điều tra, áp dụng, gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 7.7 Hiệp định RCEP.
2. Thẩm quyền thực hiện thủ tục bồi thường thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Quản lý ngoại thương.

Việc thực hiện thủ tục bồi thường khi Việt Nam điều tra, áp dụng, gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 7.7 Hiệp định RCEP. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng phương án bồi thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành tham vấn với bên bị thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ.

Trân trọng!

Hải quan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hải quan mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan gồm các hoạt động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan hàng hóa dự kiến xuất nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trị giá hải quan hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được miễn thủ tục khai báo và kiểm tra hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02B/TB-TGHQ/TXNK thông báo về trị giá hải quan mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã HS của gạo xuất khẩu theo Thông tư 08/2023/TT-BCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Phan Hồng Công Minh
547 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào