Quy định về thủ tục, trình tự điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp?

Thủ tục, trình tự điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được quy định như thế nào? Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được áp dụng bao gồm gì?

Thủ tục, trình tự điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 07/2022/TT-BCT quy định thủ tục, trình tự điều tra như sau:

Thủ tục, trình tự điều tra
1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương và Mục 1 Chương III Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
2. Thời hạn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp là 01 năm kể từ ngày Quyết định điều tra được ban hành.
3. Trên cơ sở kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp khi kết luận điều tra có các nội dung sau đây:
a) Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối của hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP về mặt khối lượng, số lượng so với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.

Thời hạn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp là 01 năm kể từ ngày Quyết định điều tra được ban hành.

Trên cơ sở kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp khi kết luận điều tra có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối của hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP về mặt khối lượng, số lượng so với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng; Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.

Quy định về thủ tục, trình tự điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp?

Quy định về thủ tục, trình tự điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp?

Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được áp dụng bao gồm gì?

Theo Điều 12 Thông tư 07/2022/TT-BCT quy định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như sau:

Áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp
1. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời. Việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 52 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
2. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được áp dụng gồm:
a) Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Hiệp định RCEP; hoặc
b) Áp dụng thuế tự vệ dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa bị điều tra. Tổng mức thuế nhập khẩu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP và thuế tự vệ không vượt quá mức thấp hơn của thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi được áp dụng vào ngày ngay trước ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không vượt quá 03 năm bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời.
4. Trong trường hợp thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời dài hơn 01 năm, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp phải được giảm dần mức độ áp dụng.
5. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp có thể được gia hạn không vượt quá 01 năm trên cơ sở kết quả rà soát cuối kỳ. Quy trình, thủ tục rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 69 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
6. Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp đó.
7. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp sẽ không áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước Thành viên đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thị phần nhập khẩu hàng hóa liên quan có xuất xứ từ nước Thành viên đó xét về khối lượng, số lượng không vượt quá 3% tổng nhập khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước Thành viên;
b) Tổng thị phần nhập khẩu hàng hóa liên quan có xuất xứ từ các nước Thành viên quy định tại điểm a khoản này xét về khối lượng, số lượng không vượt quá 9% tổng nhập khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước Thành viên.
8. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp sẽ không được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước Thành viên kém phát triển. Việc xác định danh sách nước Thành viên kém phát triển thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và theo quy định của Hiệp định RCEP.
9. Không áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong thời hạn 01 năm kể từ ngày việc cắt giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế quan đầu tiên có hiệu lực đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước Thành viên theo cam kết trong Hiệp định RCEP.
10. Không tái áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu đã bị áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong một khoảng thời gian bằng với thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trước đó hoặc trong 01 năm kể từ khi hết hạn biện pháp đó, tùy theo thời gian nào dài hơn.

Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được áp dụng gồm:Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Hiệp định RCEP hoặc Áp dụng thuế tự vệ dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa bị điều tra. Tổng mức thuế nhập khẩu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP và thuế tự vệ không vượt quá mức thấp hơn của thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi được áp dụng vào ngày ngay trước ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực.

Trân trọng!

Hải quan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hải quan mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan gồm các hoạt động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan hàng hóa dự kiến xuất nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trị giá hải quan hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được miễn thủ tục khai báo và kiểm tra hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02B/TB-TGHQ/TXNK thông báo về trị giá hải quan mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã HS của gạo xuất khẩu theo Thông tư 08/2023/TT-BCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Phan Hồng Công Minh
512 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào