Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong tổ chức trưng cầu ý dân?
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức trưng cầu ý dân?
Theo Khoản 1 Điều 20 Luật trưng cầu ý dân 2015 nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức trưng cầu ý dân như sau:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương;
c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương;
d) Tổ chức in ấn thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân, biểu mẫu và các tài liệu khác phục vụ việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn; phân bổ kinh phí và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn cấp tỉnh;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong tổ chức trưng cầu ý dân theo thẩm quyền;
e) Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ;
g) Nhận, kiểm tra báo cáo kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến; lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân tại địa phương mình gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức trưng cầu ý dân?
Theo Khoản 2 Điều 20 Luật trưng cầu ý dân 2015 nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức trưng cầu ý dân như sau:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật;
b) Phê chuẩn việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân và công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện trưng cầu ý dân tại địa phương theo thẩm quyền;
đ) Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Ở huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện thực hiện cả các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức trưng cầu ý dân?
Theo Khoản 3 Điều 20 Luật trưng cầu ý dân 2015 nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức trưng cầu ý dân như sau:
a) Xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; thành lập Tổ trưng cầu ý dân ở từng khu vực bỏ phiếu;
b) Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân và công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương;
c) Tổ chức việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở địa phương;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải đáp thắc mắc của cử tri và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện trưng cầu ý dân tại địa phương theo thẩm quyền;
đ) Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
e) Nhận, kiểm tra báo cáo kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân do Tổ trưng cầu ý dân gửi đến; lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân tại địa phương mình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
Trân trọng!

Mạc Duy Văn
- Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có những nhiệm vụ gì?
- Trình tự lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước như thế nào?
- Giám định viên giám định y khoa có những quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
- Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay được quy định như thế nào?
- Dự án nào phải lấy ý kiến khi xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước?