Quy định về quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa như thế nào?
Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa như thế nào?
Tại Điều 13 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định việc quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa như sau:
Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường thủy nội địaChủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường thủy nội địa chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường thủy nội địaChủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường thủy nội địa chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa.
Quy định về quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa như thế nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa?
Tại Điều 12 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định việc đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa như sau:
Đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa
1. Trình tự, nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm đánh giá và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa
a) Trách nhiệm tổ chức đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
b) Việc xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Thời hạn đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình được duyệt; yêu cầu của chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc quy định của nhà sản xuất thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Phạm vi hoạt động của tổ chức này được thực hiện như đối với tổ chức kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
5. Danh mục các công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Thời hạn đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình được duyệt; yêu cầu của chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc quy định của nhà sản xuất thiết bị lắp đặt vào công trình.
+ Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực. Phạm vi hoạt động của tổ chức này được thực hiện như đối với tổ chức kiểm định. Danh mục các công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình.
Báo cáo việc thực hiện bảo trì và đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa?
Theo Điều 15 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định báo cáo việc thực hiện bảo trì và đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa được thực hiện như sau:
Báo cáo việc thực hiện bảo trì và đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa được giao khi có yêu cầu.
2. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về kết quả thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa và đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa, chi tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: báo cáo thực hiện bảo trì và đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: tên công trình; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng; nội dung thực hiện; thời gian thực hiện; kết quả thực hiện;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, gửi qua hệ thống phần mềm, các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Tần suất báo cáo: định kỳ hàng năm;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình gửi báo cáo về Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trước ngày 17 tháng 12 hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
g) Mẫu báo cáo: theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa được giao khi có yêu cầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?