Quy định về sử dụng vật liệu kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Sử dụng vật liệu kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào? Thử nghiệm, kiểm định an toàn kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?

Sử dụng vật liệu kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?

Tại tiết 2.3.2 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.3.2.1 Vật liệu sử dụng để chế tạo KCCĐT phải là các vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp với quy định của thiết kế. Việc chọn lựa các vật liệu cho KCCĐT tương tự như chọn lựa vật liệu sử dụng để làm kết cấu công trình.
2.3.2.2 Gỗ và các vật liệu phi kim loại khác được sử dụng để làm dầm đỡ, thanh chống, cột chống phải thẳng, phẳng, đảm bảo độ bền và không có các khuyết tật có khả năng ảnh hưởng đến KNCL của chúng.
2.3.2.3 Không sử dụng cho KCCĐT các vật tư, sản phẩm sau: Bu lông, thanh chốt, đinh, vít, kẹp bị lỗi; các vật tư kim loại đã tiếp xúc với axit hoặc các chất ăn mòn; các sản phẩm không đảm bảo kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế.
2.3.2.4 Phải có biện pháp để chống nứt, tách cho các tấm, ván sử dụng để làm ván khuôn.
2.3.2.5 Vật liệu sử dụng để chế tạo KCCĐT phải được cất giữ, bảo quản trong điều kiện đảm bảo để không ảnh hưởng đến chất lượng của chúng và phải để cách xa các vật liệu không phù hợp làm KCCĐT.
2.3.2.6 Dây buộc, đai, thanh căng sử dụng trong KCCĐT làm bằng gỗ và các vật liệu phi kim loại khác phải được thử nghiệm về KNCL, phù hợp với các tiêu chuẩn áp dụng về vật liệu có liên quan (nếu có) và phải được chủ đầu tư chấp thuận, chịu trách nhiệm.
2.3.2.7 Vật liệu sử dụng làm thanh chống, ống chống, ống nối, thanh nối và các phụ kiện sử dụng trong KCCĐT phải là các loại vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp về chủng loại và yêu cầu kỹ thuật của thiết kế; không bị hư hỏng, biến dạng và được bảo trì bằng các chất phù hợp với loại vật liệu đó.
2.3.2.8 Các thanh nối, ống nối kim loại phải được chế tạo, lắp dựng sao cho không gây ra biến dạng trong thanh nối, ống chịu lực chính.
2.3.2.9 Các thanh nối, ống chịu lực kim loại chính phải thẳng, phẳng. Không được sử dụng các thanh nối, ống bị rạn, nứt và bị ăn mòn quá mức.
2.3.2.10 Không sử dụng đồng thời các loại vật liệu kim loại khác nhau trong cùng một KCCĐT (ngoại trừ sử dụng làm ván khuôn) nếu không có thử nghiệm về KNCL của KCCĐT đó.

Vật liệu sử dụng để chế tạo kết cấu chống đỡ tạm phải là các vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp với quy định của thiết kế. Việc chọn lựa các vật liệu cho kết cấu chống đỡ tạm tương tự như chọn lựa vật liệu sử dụng để làm kết cấu công trình. Gỗ và các vật liệu phi kim loại khác được sử dụng để làm dầm đỡ, thanh chống, cột chống phải thẳng, phẳng, đảm bảo độ bền và không có các khuyết tật có khả năng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của chúng. Không sử dụng cho kết cấu chống đỡ tạm các vật tư, sản phẩm: Bu lông, thanh chốt, đinh, vít, kẹp bị lỗi; các vật tư kim loại đã tiếp xúc với axit hoặc các chất ăn mòn; các sản phẩm không đảm bảo kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế.

Phải có biện pháp để chống nứt, tách cho các tấm, ván sử dụng để làm ván khuôn. Vật liệu sử dụng để chế tạo kết cấu chống đỡ tạm phải được cất giữ, bảo quản trong điều kiện đảm bảo để không ảnh hưởng đến chất lượng của chúng và phải để cách xa các vật liệu không phù hợp làm kết cấu chống đỡ tạm.

Dây buộc, đai, thanh căng sử dụng trong kết cấu chống đỡ tạm làm bằng gỗ và các vật liệu phi kim loại khác phải được thử nghiệm về khả năng chịu lực, phù hợp với các tiêu chuẩn áp dụng về vật liệu có liên quan (nếu có) và phải được chủ đầu tư chấp thuận, chịu trách nhiệm. Vật liệu sử dụng làm thanh chống, ống chống, ống nối, thanh nối và các phụ kiện sử dụng trong kết cấu chống đỡ tạm phải là các loại vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp về chủng loại và yêu cầu kỹ thuật của thiết kế; không bị hư hỏng, biến dạng và được bảo trì bằng các chất phù hợp với loại vật liệu đó.

Các thanh nối, ống nối kim loại phải được chế tạo, lắp dựng sao cho không gây ra biến dạng trong thanh nối, ống chịu lực chính. Các thanh nối, ống chịu lực kim loại chính phải thẳng, phẳng. Không được sử dụng các thanh nối, ống bị rạn, nứt và bị ăn mòn quá mức.Không sử dụng đồng thời các loại vật liệu kim loại khác nhau trong cùng một kết cấu chống đỡ tạm nếu không có thử nghiệm về khả năng chịu lực của kết cấu chống đỡ tạm đó.

Quy định về sử dụng vật liệu kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy định về sử dụng vật liệu kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)

Thử nghiệm, kiểm định an toàn kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?

Tại tiết 2.3.5 tiểu mục 2.3 Mục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định thử nghiệm, kiểm định an toàn kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.3.5.1 Trong các trường hợp sau đây, KCCĐT và cấu kiện, bộ phận của chúng phải được thực hiện thử nghiệm (khả năng chịu tải, biến dạng, chuyển dịch, ổn định) để đánh giá về khả năng đáp ứng các yêu cầu của thiết kế trước khi sử dụng:
a) Yêu cầu về công việc thử nghiệm quy định trong hồ sơ thiết kế;
b) Thiết kế có sử dụng vật liệu phi kim loại, phi tiêu chuẩn quy định tại 2.3.1.4;
c) Thiết kế có sử dụng thép, kim loại có độ dày nhỏ hơn 4 mm;
d) Sử dụng để treo, đỡ (dạng công xôn) các tải trọng;
đ) Sử dụng để neo giữ (ví dụ: neo đất, thanh neo) chịu tải từ 50 kN trở lên;
e) Cột chống, thanh chống độc lập chịu tải từ 100 kN trở lên hoặc có độ mảnh lớn (gần với độ mảnh cho phép lớn nhất quy định trong tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế chúng);
g) Giàn đỡ, dầm đỡ có nhịp từ 15 m trở lên; giàn hoặc dầm dạng công xôn có chiều dài từ 4,5 m trở lên;
h) Các KCCĐT là các hệ thống hoặc thiết bị cơ khí chuyên dụng được dùng để chống đỡ, treo hoặc neo giữ khác (không bao gồm các máy, thiết bị thi công nêu tại các mục khác của quy chuẩn này) theo quy định hoặc yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.
2.3.5.2 Các KCCĐT và (hoặc) cấu kiện, bộ phận của chúng thuộc danh mục các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ quy định tại điểm c của 2.1.1.5 phải thực hiện kiểm định an toàn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2.3.5.3 Nhà thầu có thể tự thực hiện việc thử nghiệm các loại KCCĐT nêu tại 2.3.5.1 nếu có kinh nghiệm thực hiện các công việc tương tự hoặc lựa chọn tổ chức kiểm định phù hợp để thực hiện. Việc thử nghiệm phải được chứng kiến bởi: Tổ chức hoặc cá nhân thiết kế KCCĐT, nhà thầu thi công lắp dựng KCCĐT, nhà thầu thi công kết cấu của công trình hoặc kết cấu được chống đỡ và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).
2.3.5.4 Đề cương thử nghiệm KCCĐT (nội dung, biện pháp, trình tự và các yêu cầu khác) phải được lập bởi tổ chức, cá nhân thiết kế KCCĐT hoặc tổ chức kiểm định KCCĐT (trong trường hợp này, đề cương thử nghiệm phải được tổ chức, cá nhân thiết kế KCCĐT chấp thuận).
2.3.5.5 Kết quả thử nghiệm hoặc kiểm định an toàn KCCĐT là một thành phần của hồ sơ KCCĐT.

Trong các trường hợp sau đây, kết cấu chống đỡ tạm và cấu kiện, bộ phận của chúng phải được thực hiện thử nghiệm (khả năng chịu tải, biến dạng, chuyển dịch, ổn định) để đánh giá về khả năng đáp ứng các yêu cầu của thiết kế trước khi sử dụng:

Yêu cầu về công việc thử nghiệm quy định trong hồ sơ thiết kế; Thiết kế có sử dụng vật liệu phi kim loại, phi tiêu chuẩn; Thiết kế có sử dụng thép, kim loại có độ dày nhỏ hơn 4 mm; Sử dụng để treo, đỡ (dạng công xôn) các tải trọng; Sử dụng để neo giữ (ví dụ: neo đất, thanh neo) chịu tải từ 50 kN trở lên; Cột chống, thanh chống độc lập chịu tải từ 100 kN trở lên hoặc có độ mảnh lớn; Giàn đỡ, dầm đỡ có nhịp từ 15 m trở lên; giàn hoặc dầm dạng công xôn có chiều dài từ 4,5 m trở lên; Các kết cấu chống đỡ tạm là các hệ thống hoặc thiết bị cơ khí chuyên dụng được dùng để chống đỡ, treo hoặc neo giữ khác (không bao gồm các máy, thiết bị thi công nêu tại các mục khác của quy chuẩn này) theo quy định hoặc yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.

Trân trọng!

Xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hiện hành năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng sản phẩm mũ bảo hộ lao động dùng trong xây dựng
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng công trình đường sắt là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mức giá dịch vụ kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật tổng thành của phương tiện giao thông đường sắt
Hỏi đáp pháp luật
Ai có trách nhiệm kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào kiểm định chất lượng công trình để thực hiện bảo trì?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Hỏi đáp pháp luật
Chi phí kiểm định chất lượng công trình
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về phòng ngừa vật rơi trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chiếu sáng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xây dựng
328 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào