Kinh doanh tem bưu chính có được không? Bị phạt bao nhiêu tiền khi kinh doanh tem bưu chính giả?
1. Có được sử dụng tem bưu chính để kinh doanh không?
Tại Điều 37 Luật bưu chính 2010 quy định sử dụng tem bưu chính để kinh doanh, sưu tập như sau:
1. Tổ chức, cá nhân được kinh doanh, sưu tập tem Bưu chính Việt Nam và tem bưu chính nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều này.
2. Việc nhập khẩu tem bưu chính nước ngoài được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
3. Tổ chức, cá nhân không được kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền những loại tem sau đây:
a) Tem bưu chính giả;
b) Tem bưu chính có nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
c) Tem bưu chính đã có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Tem bưu chính nước ngoài có nội dung và nguồn gốc xuất xứ không phù hợp theo thông báo của cơ quan bưu chính các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới và các hiệp hội sưu tập tem.
Như vậy, theo quy định trên thì bạn có thể sử dụng tem bưu chính Việt Nam hay tem bưu chính nước ngoài để kinh doanh đều được, điều này không bị pháp luật cấm.
Tuy nhiên, bạn phải lưu ý những quy định cấm về việc kinh doanh tem bưu chính đã được nêu trên. Nếu phạm phải một trong những trường hợp được nêu trên bạn sẽ bị xử phạt.
2. Kinh doanh tem bưu chính giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 7, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 14 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về tem bưu chính như sau:
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền tem bưu chính giả;
b) In tem bưu chính Việt Nam không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt đề án in tem bưu chính ở nước ngoài, hợp tác in hoặc phát hành chung với cơ quan bưu chính nước ngoài.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4, các điểm a và b khoản 5, các điểm a và b khoản 6, các điểm a và b khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6, điểm a khoản 7 và khoản 8 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 8 Điều này.
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Do đó, hành vi kinh doanh tem bưu chính giả sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức còn cá nhân sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra, số tem bưu chính giả sẽ bị tịch thu và buộc phải nộp lại tất cả số lợi bất hợp pháp có từ việc kinh doanh tem giả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?