Quy định sử dụng vật liệu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Sử dụng vật liệu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng quy định như thế nào?
Tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về sử dụng vật liệu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.2.2.1 Vật liệu sử dụng để chế tạo và lắp dựng giàn giáo phải là các vật liệu đảm bảo chất lượng và phù hợp quy định tại 2.1.1.5.
2.2.2.2 Gỗ (thanh, cây, ván gỗ) và các vật liệu phi kim loại khác được sử dụng để làm giàn giáo phải thẳng, cứng và không có các khuyết tật (sâu mọt, mục, thủng, nứt nẻ) có thể gây ảnh hưởng đến KNCL của giàn giáo.
2.2.2.3 Không sử dụng các dây buộc bị lỗi (dây đã tiếp xúc với axit, các chất ăn mòn khác, dây đã bị hư hỏng hoặc có khuyết tật) vào giàn giáo. Dây buộc, đai căng (siết) sử dụng trong giàn giáo gỗ và các vật liệu phi kim loại khác phải được thử nghiệm về KNCL và phù hợp với yêu cầu thiết kế hoặc các tiêu chuẩn áp dụng của vật liệu có liên quan và phải được người có thẩm quyền chấp thuận.
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền theo quy định tại 2.2.1.6.
2.2.2.4 Các tấm ván sử dụng cho giàn giáo phải được bảo vệ để chống nứt, tách.
2.2.2.5 Thang và các tấm ván sử dụng trong giàn giáo không được sơn phủ che khuất bề mặt để bất kỳ khiếm khuyết nào cũng có thể được phát hiện bằng mắt.
2.2.2.6 Vật liệu chế tạo giàn giáo phải được cất giữ riêng và bảo quản trong điều kiện phù hợp để không bị ảnh hưởng đến chất lượng.
2.2.2.7 Các thanh, ống giáo, ống nối và các phụ kiện của giàn giáo ống kim loại phải:
a) Sử dụng loại vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng;
b) Không bị hư hỏng, biến dạng;
c) Được chống ăn mòn bằng các chất phù hợp.
2.2.2.8 Các ống nối phải được chế tạo từ thép tôi nhiệt hoặc vật liệu tương đương và phải được lắp đặt để không gây ra biến dạng cho ống giáo, thanh giáo.
2.2.2.9 Các ống giáo phải thẳng và mặt cắt đầu ống phải thẳng vuông góc với trục ống. Không được sử dụng các ống giáo bị rạn, nứt, biến dạng hoặc bị ăn mòn.
2.2.2.10 Không được sử dụng đồng thời ống (thanh) giáo thép và ống (thanh) giáo hợp kim khác trong cùng một giàn giáo hoặc hệ giàn giáo.
Vật liệu sử dụng để chế tạo và lắp dựng giàn giáo phải là các vật liệu đảm bảo chất lượng và phù hợp quy định. Gỗ và các vật liệu phi kim loại khác được sử dụng để làm giàn giáo phải thẳng, cứng và không có các khuyết tật (sâu mọt, mục, thủng, nứt nẻ) có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của giàn giáo. Không sử dụng các dây buộc bị lỗi (dây đã tiếp xúc với axit, các chất ăn mòn khác, dây đã bị hư hỏng hoặc có khuyết tật) vào giàn giáo. Dây buộc, đai căng (siết) sử dụng trong giàn giáo gỗ và các vật liệu phi kim loại khác phải được thử nghiệm về khả năng chịu lực và phù hợp với yêu cầu thiết kế hoặc các tiêu chuẩn áp dụng của vật liệu có liên quan và phải được người có thẩm quyền chấp thuận.
Quy định sử dụng vật liệu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra, giám sát và bảo trì trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng quy định như thế nào?
Tại tiết 2.2.4 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định kiểm tra, giám sát và bảo trì trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.2.4.1 Giàn giáo phải được kiểm tra và ghi lại kết quả kiểm tra bằng văn bản (có thể có hình ảnh) bởi người có thẩm quyền tại các thời điểm sau đây:
a) Trước khi giàn giáo được đưa vào sử dụng;
b) Định kỳ trong quá trình sử dụng như sau:
- Tối thiểu 07 ngày đối với giàn giáo kim loại;
- Tối thiểu 01 ngày đối với các loại giàn giáo treo, giàn giáo leo;
- Tối thiểu 12 giờ đối với các loại giàn giáo phi kim loại.
c) Sau khi giàn giáo bị thay đổi, hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc sau khi xảy ra động đất, bão, lốc, mưa lớn nhiều ngày hoặc bất kỳ việc gì có khả năng ảnh hưởng đến độ bền và ổn định của giàn giáo (như do các vật nâng, máy, thiết bị thi công va chạm vào hoặc tác động va chạm khác).
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công hoặc người quản lý ATVSLĐ của nhà thầu và phải được đào tạo về công việc ĐBAT lao động, sử dụng giàn giáo.
2.2.4.2 Việc kiểm tra theo 2.2.4.1 nhằm mục đích đảm bảo là giàn giáo đã sử dụng vật liệu đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại và lắp dựng đúng quy định, có đầy đủ các biện pháp để ĐBAT và ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra.
2.2.4.3 Không được phép điều chỉnh, thay đổi về cách lắp dựng giàn giáo so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc tháo dỡ giàn giáo mà không có sự chấp thuận và kiểm tra, giám sát của người có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền theo quy định tại 2.2.4.1.
2.2.4.4 Giàn giáo phải được duy trì trong điều kiện làm việc tốt, phù hợp; các bộ phận của giàn giáo phải được giữ cố định và bảo đảm là không có bộ phận nào bị thay thế trong quá trình sử dụng.
2.2.4.5 Không được phép tháo dỡ một phần giàn giáo và tiếp tục sử dụng phần còn lại. Trường hợp cần thiết phải sử dụng phần còn lại thì phải tính toán, kiểm tra để ĐBAT trong sử dụng.
Giàn giáo phải được kiểm tra và ghi lại kết quả kiểm tra bằng văn bản bởi người có thẩm quyền tại các thời điểm sau đây: Trước khi giàn giáo được đưa vào sử dụng; Định kỳ trong quá trình sử dụng; Sau khi giàn giáo bị thay đổi, hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc sau khi xảy ra động đất, bão, lốc, mưa lớn nhiều ngày hoặc bất kỳ việc gì có khả năng ảnh hưởng đến độ bền và ổn định của giàn giáo (như do các vật nâng, máy, thiết bị thi công va chạm vào hoặc tác động va chạm khác).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?
- Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của giáo viên THPT?
- Người làm trong Quân đội từ năm 2025 được thưởng hằng năm đến 18,72 triệu đồng?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 147?