Những hành vi vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại và chế tài xử phạt?
1. Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại và chế tài xử phạt?
Căn cứ Điều 51 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:
Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn không vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại.
3. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 140.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
4. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu bảo tồn, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy các loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu bảo tồn, trong trường hợp không kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
b) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Mức tiền phạt tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản này không vượt quá 1.000.000.000 đồng.
6. Hành vi nhập khẩu vi sinh vật ngoại lai xâm hại bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
7. Hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 140.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 640.000.000 đồng đến 720.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 720.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 880.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng;
n) Phạt tiền từ 880.000.000 đồng đến 920.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 230.000.000 đồng;
o) Phạt tiền từ 920.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 230.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6, 7 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.
2. Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen và chế tài xử phạt?
Căn cứ Điều 52 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo hoạt động theo quy định trong thời gian tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại ghi tại giấy phép tiếp cận nguồn gen.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ các nội dung trong kế hoạch tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba với cùng mục đích sử dụng để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;
c) Không tiến hành chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen với các bên liên quan theo quy định;
d) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo hoạt động theo quy định trong thời gian tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại ghi tại giấy phép tiếp cận nguồn gen;
đ) Đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng không thực hiện đúng các nội dung quy định tại giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc quyết định cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
e) Sử dụng giấy phép tiếp cận nguồn gen không đúng nội dung, mục đích.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác không đúng quy định của pháp luật; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen kèm theo việc thay đổi mục đích sử dụng ghi tại giấy phép tiếp cận nguồn gen, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp cận nguồn gen khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc có giấy phép tiếp cận nguồn gen nhưng đã hết hạn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép tiếp cận nguồn gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3, 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ, e khoản 2 tại Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?