Giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận được xác định trong thi công xây dựng như thế nào?

Trong thi công xây dựng có giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận được xác định như thế nào? Việc sử dụng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, các loại máy, thiết bị thi công trên công trường xây dựng phải tuân thủ theo cái gì?

Trong thi công xây dựng có giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận được xác định như thế nào?

Tại tiểu tiết 2.1.1.4 tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định trong thi công xây dựng có giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận được xác định như sau:

a) Giới hạn vùng nguy hiểm từ điểm a đến g, điểm i, k và m của 2.1.1.3 được xác định theo quy định cụ thể tại các mục có liên quan đến công việc thi công hoặc sử dụng máy, thiết bị thi công của quy chuẩn này;
b) Giới hạn vùng nguy hiểm tại điểm h của 2.1.1.3 xác định theo hình chiếu bằng và lấy bằng giá trị lớn nhất trong các giá trị được xác định riêng cho từng loại công việc thi công xây dựng quy định trong các mục có liên quan của quy chuẩn này và giá trị quy định trong Bảng 1;

Bảng 1 - Giới hạn vùng nguy hiểm từ nguy cơ các vật rơi

Độ cao có thể rơi các vật (m)

Giới hạn vùng nguy hiểm - Kích thước tối thiểu (m)


Đối với công trình đang xây dựng hoặc công trình hiện hữu (tính từ đường chu vi ngoài hoặc các hệ thống bao che)

Khu vực di chuyển, nâng, hạ tải (tính từ đường chu vi ngoài của hình chiếu bằng theo kích thước lớn nhất của vật nâng)


< 20

5

7

20 ÷ < 70

7

10

70 ÷ < 120

10

15

120 ÷ < 200

15

20

200 ÷ < 300

20

25

300 ÷ < 450

25

30

c) Giới hạn vùng nguy hiểm tại điểm l của 2.1.1.3 xác định theo chỉ dẫn về công việc thử nghiệm của nhà sản xuất. Riêng đối với các đường ống có áp suất, giới hạn vùng nguy hiểm lấy bằng giá trị lớn nhất trong các giá trị xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và giá trị quy định trong Bảng 2;

Bảng 2 - Giới hạn vùng nguy hiểm khi thử nghiệm đường ống có áp suất

Loại đường ống và áp suất thử nghiệm

Đường kính ống (mm)

Bán kính vùng nguy hiểm nhỏ nhất tính từ mép ngoài ống (m)

1. Ống thép với áp suất thử 1000 kPa

< 300

7

300 ÷ 1000

10


> 1000

20


2. Ống gang với áp suất thử 150 kPa

≤ 500

10

> 500

20


3. Ống gang với áp suất thử 600 kPa

≤ 500

15

> 500

25


d) Giới hạn vùng nguy hiểm nêu tại điểm n của 2.1.1.3 được xác định căn cứ vào hướng dẫn của tổ chức rà phá bom mìn, vật nổ trên cơ sở các quy định của Bộ Quốc phòng và QCVN 01:2012/BQP.

Giới hạn vùng nguy hiểm được xác định theo quy định cụ thể tại các mục có liên quan đến công việc thi công hoặc sử dụng máy, thiết bị thi công; Giới hạn vùng nguy hiểm xác định theo hình chiếu bằng và lấy bằng giá trị lớn nhất trong các giá trị được xác định riêng cho từng loại công việc thi công xây dựng quy định trong các mục có liên quan của quy chuẩn này và giá trị quy định trong Bảng 1.

Giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận được xác định trong thi công xây dựng như thế nào?

Giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận được xác định trong thi công xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc sử dụng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, các loại máy, thiết bị thi công trên công trường xây dựng phải tuân thủ theo cái gì?

Tại tiểu tiết 2.1.1.5 tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

Việc sử dụng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, các loại máy, thiết bị thi công trên công trường và các phương tiện bảo vệ cá nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan (bao gồm pháp luật về: Chất lượng sản phẩm hàng hóa; xây dựng; ATVSLĐ; y tế; bảo vệ môi trường; PCCC; giao thông; hóa chất; quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ) và các quy định sau:
a) Sử dụng các vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm đảm bảo chất lượng và các quy định trong quy chuẩn này;
b) Các loại máy, thiết bị thi công phải có đầy đủ các tài liệu kèm theo tại thời điểm mua bán (hoặc thuê), bao gồm: Chỉ dẫn của nhà sản xuất về lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng hoặc vận hành và bảo trì; chứng nhận nguồn gốc xuất xứ; chứng nhận chất lượng; các chứng nhận hoặc kết quả thử nghiệm từ nhà sản xuất hoặc chứng nhận hợp chuẩn (nếu có); chứng nhận hợp quy theo QCVN (nếu có quy chuẩn); kiểm định định kỳ theo quy định (nếu có);
c) Đối với vật tư, máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phải được kiểm định an toàn theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ;
d) Máy, thiết bị thi công phải thỏa mãn các quy định sau:
- Được thiết kế hợp lý, xét đến nguyên tắc ec-gô-nô-my (trong đó đặc biệt lưu ý đến chỗ ngồi của người vận hành);
- Được duy trì trong tình trạng làm việc tốt;
- Được sử dụng, bảo trì đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất;
- Được lắp đặt bởi người lao động đã được đào tạo, huấn luyện về đúng loại máy, thiết bị thi công được giao nhiệm vụ lắp đặt;
- Được sử dụng, điều khiển hoặc vận hành bởi người lao động đã được đào tạo, huấn luyện về đúng loại máy, thiết bị thi công được giao sử dụng, điều khiển và vận hành.

Việc sử dụng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, các loại máy, thiết bị thi công trên công trường và các phương tiện bảo vệ cá nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan (bao gồm pháp luật về: Chất lượng sản phẩm hàng hóa; xây dựng; an toàn vệ sinh lao động; y tế; bảo vệ môi trường; phòng cháy chữa cháy; giao thông; hóa chất; quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ).

Trân trọng!

Xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hiện hành năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng sản phẩm mũ bảo hộ lao động dùng trong xây dựng
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng công trình đường sắt là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mức giá dịch vụ kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật tổng thành của phương tiện giao thông đường sắt
Hỏi đáp pháp luật
Ai có trách nhiệm kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào kiểm định chất lượng công trình để thực hiện bảo trì?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Hỏi đáp pháp luật
Chi phí kiểm định chất lượng công trình
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về phòng ngừa vật rơi trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chiếu sáng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xây dựng
1,360 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào