Có được sở hữu nhà lâu dài tại Việt Nam không khi người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam?
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam có được sở hữu nhà ở lâu dài tại Việt Nam không?
Câu hỏi: Cho em hỏi: Người nước ngoài đã kết hôn với người Việt Nam thì khi người nước ngoài này đứng tên mua căn hộ ở Việt Nam sinh sống được sở hữu căn hộ này 50 năm hay vĩnh viễn ạ?
Trả lời:
Theo Điểm c Khoản 3 Điều 161 Luật Nhà ở 2014 quy định: Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam
Như vậy, nếu người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì họ được sở hữu nhà tại Việt Nam với thời hạn ổn định lâu dài.
Người nước ngoài có gốc Việt cần có giấy tờ gì để mua nhà tại Việt Nam?
Câu hỏi: Tôi là người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam (có giấy khai sinh tại Việt Nam). Nay, tôi muốn sở hữu một căn hộ chung cư tại Việt Nam. Tôi xin hỏi, tôi đã có Giấy khai sinh tại Việt Nam thì có cần phải xin cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt nữa không? Vì chủ đầu tư không chấp nhận hồ sơ khi tôi chỉ cung cấp Giấy khai sinh tại Việt Nam, mà yêu cầu tôi phải làm thủ tục để được cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt thì mới đủ căn cứ chứng minh tôi là người gốc Việt.
Trả lời:
Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định về Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài (quy định tại Khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014) được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định:
3. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp bạn có giấy khai sinh tại Việt Nam (giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam) thì bạn lựa chọn bạn thuộc đối tượng nào: Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay cá nhân nước ngoài.
*Trường hợp: bạn lựa chọn bạn là đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm:
- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
*Trường hợp: bạn lựa chọn bạn là cá nhân nước ngoài
Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
- Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Như vậy, Giấy khai sinh tại Việt Nam không phải là loại giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trường hợp này, bạn nên làm theo yêu cầu của chủ đầu tư: cung cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt. Tuy nhiên, nếu bạn có các loại giấy tờ khác theo quy định nêu trên thì vẫn được mua nhà tại Việt Nam bạn nhé.
Người nước ngoài có được thừa kế bất động sản tại Việt Nam không?
Câu hỏi: Chào anh chị! Tôi có một thắc mắc sau rất mong được anh chị tư vấn. Cha tôi có quan hệ rất thân thiết với một người nước ngoài. Trước khi mất, ông có viết di chúc để lại 4 căn hộ chung cư cho mẹ, 2 chị em tôi và cả người nước ngoài kia nữa. Vậy cho tôi hỏi, người nước ngoài đó có quyền hưởng di chúc là bất động sản không?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Luật đất đai 2013, đối với di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và người nhận thừa kế là người nước ngoài, không thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì họ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, tức là được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.
Đồng thời, Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 có quy định:
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
...
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua cá hình thức sau:
…
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhờ ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Và Khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014: Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, người nước ngoài đó cũng được quyền sở hữu nhà ở thông qua nhận thừa kế tại Việt Nam nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng nhà ở nhận thừa kế phải là nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ và không thuộc diện người được quyền ưu miễn trừ ngoại giao, lãnh sự ở Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?