Có bồi hoán máu cho người từng hiến máu tình nguyện phải truyền máu ở bệnh viện tư nhân?
1. Người từng hiến máu tình nguyện phải truyền máu ở bệnh viện tư nhân có được bồi hoàn máu hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 182/2009/TT-BTC quy định bồi hoàn máu, thành phần máu đối với người hiến máu tình nguyện như sau:
Người hiến máu tình nguyện trong trường hợp phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập, được miễn trả tiền máu, thành phần máu tối đa bằng số lượng máu, thành phần máu đã hiến theo Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản kinh phí này cho cơ sở y tế công lập; trường hợp người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế thì ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở y tế công lập khoản chi này theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Như vậy, theo quy định như trên, chồng của bạn chỉ được bồi hoàn khi điều trị tai nạn tại bệnh viện công lập. Cho nên vì chồng bạn đang điều trị tại bệnh viên tư nhân nên sẽ không được bồi hoàn máu.
2. Nguyên tắc xét nghiệm khi hiến máu tình nguyện như thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định nguyên tắc xét nghiệm khi hiến máu tình nguyện như sau:
1. Phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho mỗi đơn vị máu, thành phần máu. Không được quy chiếu kết quả xét nghiệm đã thực hiện từ trước hoặc các lần hiến máu trước của người hiến máu cho đơn vị máu, thành phần máu mới hiến, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 15 Thông tư này.
2. Chọn lựa, sử dụng các thuốc thử, sinh phẩm, dụng cụ, thiết bị xét nghiệm bảo đảm chất lượng xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu theo quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm soát chất lượng sinh phẩm, kiểm tra chất lượng xét nghiệm.
3. Thực hiện các quy trình xét nghiệm, phương cách xét nghiệm, phân tích kết quả phù hợp với sinh phẩm, trang thiết bị, dụng cụ hiện có và đã được lãnh đạo đơn vị thực hiện xét nghiệm phê duyệt.
4. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền qua đường máu cho đơn vị máu, thành phần máu phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Mẫu máu xét nghiệm phải cùng nguồn gốc với đơn vị máu, thành phần máu theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Có thể truy tìm túi máu từ mẫu máu và ngược lại truy tìm mẫu máu từ túi máu;
c) Thực hiện xét nghiệm theo phương cách bảo đảm độ nhạy, phòng ngừa nguy cơ âm tính giả và được lãnh đạo đơn vị phê duyệt;
d) Kết quả xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền qua đường máu cho đơn vị máu, thành phần máu chỉ được dùng để kiểm soát an toàn cho đơn vị máu, thành phần máu nhằm phòng ngừa lây nhiễm các tác nhân lây truyền qua đường máu và không được sử dụng để trả lời, tư vấn cho người hiến máu.
5. Khi lấy máu từ người hiến máu nhiều lần, phải đối chiếu với kết quả xét nghiệm của đơn vị máu hiến lần gần nhất trước đó. Trường hợp các kết quả xét nghiệm có sự khác nhau hoặc nghi ngờ nhầm lẫn mẫu xét nghiệm hoặc nhầm lẫn hồ sơ, phải xét nghiệm lại với mẫu lấy trực tiếp từ đơn vị máu, thành phần máu.
6. Khi thực hiện xét nghiệm khẳng định về các tác nhân lây truyền qua đường máu cho người hiến máu phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Xác minh chính xác nhân thân người được lấy máu làm xét nghiệm;
b) Thực hiện xét nghiệm theo phương cách bảo đảm độ đặc hiệu, phòng ngừa nguy cơ dương tính giả và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Kết quả xét nghiệm khẳng định chỉ được dùng để trả lời, tư vấn sức khỏe cho người hiến máu và không được dùng để kiểm soát an toàn các đơn vị máu, thành phần máu.
Theo đó, việc xét nghiệm khi hiến máu tình nguyện sẽ được thực hiện theo nguyên tắc như quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?