Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số có nguyên tắc thực hiện như thế nào?

Nguyên tắc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào? Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào? Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?

1. Nguyên tắc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?

Tại Điều 68 Thông tư 02/2022/TT-UBDT nguyên tắc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số như sau:

Nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động thực hiện theo Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Điều 3 thông tư này và các nguyên tắc sau:

1. Kiên trì, thường xuyên, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

2. Khuyến khích sử dụng ngôn ngữ, ưu tiên những hình thức phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của từng dân tộc, vùng miền.

3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?

Theo Điều 69 Thông tư 02/2022/TT-UBDT nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số như sau:

1. Phổ biến nội dung Hiến pháp, các luật, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách dân tộc liên quan đến vùng đồng bào DTTS&MN; chú trọng các nội dung phù hợp với tình hình thực tế ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và vùng Duyên hải miền Trung.

2. Trọng tâm phổ biến pháp luật cho đồng bào vùng đồng bào DTTS&MN, nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung chính sách, pháp luật về: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, bảo vệ môi trường, lao động, y tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, hỗ trợ khởi nghiệp; các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; các văn bản chính sách về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và các văn bản chính sách có liên quan đến vùng DTTS&MN.

3. Tuyên truyền chính sách dân tộc và kết quả thực hiện chính sách dân tộc, đại đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước; gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật, chính sách dân tộc; tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền, truyền đạo trái pháp luật để chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc; phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực phản động; nâng cao nhận thức về chủ quyền, an ninh biên giới; các nội dung khác có liên quan đến dân tộc và chính sách dân tộc.

4. Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS&MN.

3. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?

Tại Điều 70 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động thực hiện theo Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các hình thức sau:

1. Thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

2. Hội thảo chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ.

3. Xây dựng, duy trì hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ.

4. Biên soạn, phát hành sách, sổ tay kỹ năng, hỏi đáp chính sách, pháp luật; cung cấp văn bản chính sách, pháp luật.

5. Biên soạn, phát hành tờ rơi, tờ gấp; pa nô, áp phích, băng rôn, bản tin; băng, đĩa, chiếu phim lưu động.

6. Thông qua lễ, hội, hoạt động văn hóa truyền thống.

7. Các hình thức khác phù hợp với vùng đồng bào DTTS&MN và điều kiện thực tế tại các vùng miền, địa phương.

Trân trọng!

Dân tộc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dân tộc
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Danh mục các dân tộc Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh nào ở Việt Nam có đông dân tộc sinh sống nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Tại sao cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Dân tộc đông thứ 2 tại Việt Nam hiện nay là dân tộc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dân tộc Việt Nam nào đông dân nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Dân tộc là gì? Các đặc trưng của dân tộc Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban Dân tộc tổ chức thực hiện cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý và sử dụng ấn phẩm báo, tạp chí của vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về vị trí và chức năng Phòng Dân tộc cấp huyện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dân tộc
1,269 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào