Thời gian để người dân khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm của cảnh sát giao thông là bao lâu?
Người dân được khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm của cảnh sát giao thông trong thời gian bao lâu?
Trường hợp khi CSGT ra quyết định xử phạt vi phạm giao thông, nhưng có căn cứ cho rằng việc ra quyết định xử phạt đó không đúng với tính chất và mức độ hành vi phạm tội thì người dân được quyền gửi đơn để khiếu nại quyết định đó trong thời gian bao lâu? Mong sớm nhận hồi đáp. Trong trường hợp thông thường.
Trả lời:
Tại Điều 9 Luật khiếu nại 2011 có quy định về thời hiệu khiếu nại như sau:
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Như vậy, nguyên tắc thông thường thì theo quy định nêu trên thì người dân có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người dân nhận được quyết định hành chính hoặc biết được về quyết định đó.
Người dân có được khiếu nại trực tiếp không?
Da, thưa luật sư vừa rồi tôi không chấp nhận việc Chủ tịch Phường ở địa phương tôi ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với tôi, nên lúc đó tôi tới tận UBND để khiếu nại, nhưng họ bảo khiếu nại thì về làm đơn. Như vậy có đúng không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1, Khoản 3 Điều 8 Luật khiếu nại 2011 quy định như sau:
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, có thể thấy việc khiếu nại hoàn toàn được thực hiện trực tiếp và người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản theo quy định trên. Việc trả lời của cơ quan UBND trên trường hợp trên là không phù hợp quy định theo luật về khiếu nại.
Rút đơn khiếu nại đã nộp có phải làm đơn không?
Liên quan đến quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại. Cho hỏi: Theo quy định thì khi rút đơn khiếu nại đã nộp trước đó có bắt buộc phải làm đơn không? Mong sớm nhận phản hồi.
Trả lời:
Tại Điều 10 Luật khiếu nại 2011, có quy định:
Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điể`m chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi rút đơn khiếu nại đã nộp trước đó, người khiếu nại phải có đơn rút khiếu nại có chứ ký hoặc điểm chỉ trong đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khiếu nại có thể đặt câu hỏi tại đây.