Cơ quan nào có quyền quyết định chia, tách đơn vị hành chính cấp xã?
Cơ quan có quyền quyết định chia, tách đơn vị hành chính cấp xã là cơ quan nào?
Câu hỏi: Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật thì cơ quan nào có quyền quyết định chia, tách đơn vị hành chính cấp xã? Mong sớm nhận hồi đáp.
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 129 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định:
- Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Còn Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền chia, tách, điều chỉnh đơn vị hành chính hành chính cấp xã.
Chủ tịch UBND huyện ký quyết định không thuộc thẩm quyền của mình có xem là quyết định trái luật không?
Câu hỏi: Xin Luật sư giải thích giúp: Quyết định trái thẩm quyền (Quyết định do Chủ tịch UBND huyện ký, nhưng quy định của pháp luật thì thẩm quyền là của Chủ tịch UBND tỉnh) có được coi là quyết định trái pháp luật không? Cảm ơn Luật sư.
Trả lời:
Căn cứ Điều 29 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người đứng đầu Ủy ban nhân dân huyện và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân huyện; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
2. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn huyện;
4. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ huyện đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
5. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để đề nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ;
6. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
7. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
8. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
9. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Như vậy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 đã có sự phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Điều 22). Theo như bạn trình bày thì Quyết định trái thẩm quyền (Quyết định do Chủ tịch UBND huyện ký), nhưng quy định của pháp luật thì thẩm quyền là của Chủ tịch UBND tỉnh, nếu như không có sự phân cấp, ủy quyền từ Chủ tịch UBND tỉnh thì quyết định này đương nhiên là quyết định trái pháp luật.
Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt?
Câu hỏi: Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Thái, đang sinh sống ở Bình Thuận, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi trình tự để thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được quy định thế nào? Vấn đề quyền hạn được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Minh Thái_098**)
Trả lời:
Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được quy định tại Điều 76 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, theo đó, trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được quy định như sau:
1. Chính phủ xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình Quốc hội. Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tại Điều 131 của Luật này.
2. Ủy ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình.
Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trước khi trình Quốc hội.
4. Quốc hội xem xét, thông qua đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.
Trên đây là quy định về trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?