Phạm vi của đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù như thế nào?

Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù có phạm vi như thế nào? Nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù như thế nào? Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho dân tộc có khó khăn đặc thù có phạm vi như thế nào? Hỗ trợ xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung như thế nào? Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

1. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù có phạm vi như thế nào?

Tại Điều 53 Thông tư 02/2022/TT-UBDT đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù có phạm vi như sau:

Trên địa bàn 31 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước và An Giang.

2. Nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù như thế nào?

Theo Điều 54 Thông tư 02/2022/TT-UBDT nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù như sau:

1. Đối tượng

Các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg.

2. Nội dung đầu tư

Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 9 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg.

3. Sửa chữa công trình hạ tầng

Thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và Điều 42 Thông tư số 15/2022/TT-BTC. Kinh phí sửa chữa công trình hạ tầng chỉ áp dụng cho sửa chữa nhỏ, tu bổ, bảo trì thường xuyên nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình trên địa bàn thôn, bản thuộc danh mục đầu tư.

4. Cơ chế thực hiện

a) Quy trình triển khai: theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và các quy định có liên quan phù hợp với tình hình thực tế từng thôn, bản tại địa phương.

b) Giao xã làm chủ đầu tư; đối với công trình phạm vi liên thôn, có kỹ thuật phức tạp giao UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện theo phân cấp quản lý; cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát, đánh giá các công trình triển khai trên địa bàn.

3. Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho dân tộc có khó khăn đặc thù có phạm vi như thế nào?

Tại Điều 55 Thông tư 02/2022/TT-UBDT nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho dân tộc có khó khăn đặc thù có phạm vi như sau:

1. Đối với các hộ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù

a) Đối tượng: Hộ thuộc danh sách dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg.

b) Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Thông tư 15/2022/TT-BTC.

2. Đối với các hộ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn

a) Đối tượng: Hộ nghèo thuộc danh sách dân tộc còn gặp nhiều khó khăn theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg.

b) Nội dung hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 9 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg

4. Hỗ trợ xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung như thế nào?

Theo Điều 58 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hỗ trợ xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung như sau:

1. Nội dung hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điều 45 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

2. Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg, hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc và quy định của pháp luật có liên quan, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt nội dung dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung với các nội dung: tên dự án/loại mô hình; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; số hộ tham gia; các hoạt động của dự án; dự toán kinh phí thực hiện; nguồn kinh phí thực hiện; dự kiến hiệu quả của dự án; trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp.

Trân trọng!

Hỗ trợ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỗ trợ
Hỏi đáp pháp luật
Được hỗ trợ bao nhiêu tiền nếu là sinh viên dân tộc thiểu số ít người học đại học?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh người Kinh ở vùng núi đặc biệt khó khăn nhà cách trường 12km không?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm vi của đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù có nội dung như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế bào?
Hỏi đáp pháp luật
Hộ kinh doanh phải hoạt động bao nhiêu năm trước khi chuyển sang doanh nghiệp nhỏ và vừa mới được hỗ trợ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỗ trợ
584 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào