Đào tạo dự bị đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nguyên tắc thực hiện như thế nào??
- 1. Nguyên tắc thực hiện đào tạo dự bị đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
- 2. Phân bổ kinh phí, nội dung chi và mức chi cho đào tạo dự bị đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
- 3. Lập kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng để phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
1. Nguyên tắc thực hiện đào tạo dự bị đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Tại Điều 48 Thông tư 02/2022/TT-UBDT quy định nguyên tắc thực hiện đào tạo dự bị đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
Ngoài các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Thông tư này, việc triển khai thực hiện các nội dung đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học phải thực hiện các nguyên tắc sau:
1. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đối với nhóm dân tộc thiểu số có chất lượng nguồn nhân lực thấp, nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù thuộc các xã khu vực III, thôn bản ĐBKK.
2. Chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học do UBND cấp tỉnh quyết định theo nhu cầu của địa phương.
3. Công tác tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Phân bổ kinh phí, nội dung chi và mức chi cho đào tạo dự bị đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Theo Điều 49 Thông tư 02/2022/TT-UBDT phân bổ kinh phí, nội dung chi và mức chi cho đào tạo dự bị đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
1. Các cơ sở đào tạo dự bị đại học được phân bổ kinh phí thực hiện tuyển sinh, đào tạo dự bị đại học tương ứng với chỉ tiêu đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao sau khi thống nhất với Ủy ban Dân tộc.
2. Kinh phí đào tạo đại học, sau đại học được phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện theo phương thức ký kết hợp đồng đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học.
3. Nội dung chi và mức chi đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 và khoản 2 Điều 21 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
3. Lập kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng để phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Tại Điều 52 Thông tư 05/2022/TT-UBDT lập kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng để phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
1. Xây dựng Khung Chương trình và Bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
a) Ủy ban Dân tộc xây dựng và ban hành Khung Chương trình đào tạo, Bộ tài liệu đào tạo kết hợp với xây dựng và vận hành Kho học liệu điện tử, Hệ thống quản lý học tập điện tử để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình.
b) UBND cấp tỉnh giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì Tiểu dự án đào tạo nâng cao năng lực (sau đây gọi tắt là Chủ trì đào tạo cấp tỉnh) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, căn cứ vào Khung Chương trình đào tạo, Bộ tài liệu đào tạo bồi dưỡng do Ủy ban Dân tộc ban hành, xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế địa phương theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện; trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
2. Lập kế hoạch
a) UBND cấp huyện giao cho một đơn vị trực thuộc chủ trì Tiểu dự án đào tạo nâng cao năng lực (sau đây gọi tắt là Chủ trì đào tạo cấp huyện) phối hợp với UBND cấp xã, các cơ quan liên quan tiến hành rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, xác định nhu cầu cụ thể về nâng cao năng lực đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng trên từng địa bàn. Tổng hợp kết quả báo cáo Lãnh đạo UBND cấp huyện gửi Chủ trì đào tạo cấp tỉnh.
b) Chủ trì đào tạo cấp tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, xác định và tổng hợp nhu cầu cụ thể về nâng cao năng lực đối với cán bộ quản lý chương trình cấp tỉnh và nhu cầu của các huyện; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
3. Tổ chức thực hiện
a) Chủ trì đào tạo cấp tỉnh trình UBND cấp tỉnh về việc phân cấp chủ đầu tư trong triển khai thực hiện Tiểu dự án.
b) Chủ trì đào tạo cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia và UBND cấp tỉnh điều phối việc thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án đồng bộ với các hoạt động nâng cao năng lực khác trên cùng địa bàn để tránh trùng lặp, lãng phí nguồn lực.
c) Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
d) Đối với cộng đồng: Sử dụng hình thức học tập đi đôi với thực hành, hạn chế giảng lý thuyết thuần túy.
đ) Đối với cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp: Sử dụng hình thức tập huấn ngắn hạn theo phương pháp lấy người học làm trung tâm, khuyến khích chia sẻ và thảo luận.
e) Thời gian tập huấn: Mỗi đợt tập huấn không quá 04 ngày với đối tượng là cộng đồng, không quá 05 ngày với đối tượng là cán bộ triển khai ở các cấp, không quá 10 ngày đối với mỗi đợt tổ chức đoàn đi học tập kinh nghiệm.
g) Địa điểm tổ chức tập huấn: Việc chọn địa điểm tổ chức tập huấn phải đảm bảo điều kiện đi lại thuận lợi và tiết kiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?