Quy định về giảng viên, báo cáo viên trong bồi dưỡng kiến thức dân tộc như thế nào?
- 1. Giảng viên, báo cáo viên trong bồi dưỡng kiến thức dân tộc được quy định như thế nào?
- 2. Phân bổ kinh phí, nội dung chi và mức chi trong bồi dưỡng kiến thức dân tộc như thế nào?
- 3. Đối tượng nào được đào tạo dự bị đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số?
- 4. Đào tạo đại học, sau đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số gồm những đối tượng nào?
1. Giảng viên, báo cáo viên trong bồi dưỡng kiến thức dân tộc được quy định như thế nào?
Tại Điều 44 Thông tư 02/2022/TT-UBDT giảng viên, báo cáo viên trong bồi dưỡng kiến thức dân tộc được quy định như sau:
1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải có đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức dân tộc. Tiêu chuẩn giảng viên thực hiện theo các quy định tại Chương IV Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Ủy ban Dân tộc hằng năm mở các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên bồi dưỡng kiến thức dân tộc.
2. Phân bổ kinh phí, nội dung chi và mức chi trong bồi dưỡng kiến thức dân tộc như thế nào?
Theo Điều 46 Thông tư 02/2022/TT-UBDT quy định phân bổ kinh phí, nội dung chi và mức chi trong bồi dưỡng kiến thức dân tộc như sau:
1. Kinh phí bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số được phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương theo phân công, phân cấp các nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nội dung chi và mức chi bồi dưỡng kiến thức dân tộc, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 21 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
3. Đối tượng nào được đào tạo dự bị đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số?
Tại Khoản 1 Điều 47 Thông tư 02/2022/TT-UBDT đối tượng nào được đào tạo dự bị đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
a) Đối tượng tuyển sinh dự bị đại học thực hiện theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học,
b) Trong đối tượng nêu tại điểm a, tập trung lựa chọn học sinh thuộc nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù quy định tại Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1227/QĐ-TTg). Trong đó, ưu tiên học sinh dân tộc thiểu số thuộc các xã khu vực III theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025; học sinh dân tộc thiểu số thuộc các thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
4. Đào tạo đại học, sau đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số gồm những đối tượng nào?
Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 Thông tư 02/2022/TT-UBDT đào tạo đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số gồm những đối tượng:
2. Đào tạo đại học
Sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học được tiếp nhận sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học thuộc đối tượng nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Đào tạo sau đại học
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù quy định tại Quyết định số 1227/QĐ-TTg; ưu tiên cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân tộc có thể đặt câu hỏi tại đây.