Quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính?
1. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
1. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo quyết định của người có thẩm quyền; phân loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và báo cáo người đứng đầu cơ quan được giao trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.
2. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi có quyết định của người có thẩm quyền.
3. Chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc cơ quan khác khi có quyết định của người có thẩm quyền.
4. Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đúng quy định.
5. Thường xuyên kiểm tra nơi tạm giữ; phát hiện kịp thời tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, hư hỏng hoặc nơi tạm giữ không bảo đảm an toàn để có biện pháp khắc phục kịp thời.
6. Vào sổ và ghi chép đầy đủ về việc tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ về:
a) Giờ, ngày, tháng, năm tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ;
b) Hiện trạng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ;
c) Số quyết định, thời gian, lý do tạm giữ, tịch thu và họ, tên, chức vụ của người ký quyết định, người giao, người nhận tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
7. Hàng ngày thống kê, báo cáo với người đứng đầu cơ quan nơi quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ về:
a) Số lượng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ;
b) Tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã trả lại cho người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp;
c) Số lượng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã hết thời hạn bị tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận;
d) Số lượng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền;
đ) Số lượng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị hư hỏng, mất, thất thoát;
e) Tổng số tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hiện còn tạm giữ.
2. Quy định về trách nhiệm trong tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính?
Theo Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy đinh trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
1. Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.
2. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
4. Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?