Cạnh tranh không lành mạnh là tiết lộ bí mật trong kinh doanh đúng không?
Tiết lộ bí mật trong kinh doanh có được coi là cạnh tranh không lành mạnh không?
Cho hỏi, trường hợp tiết lộ bí mật trong kinh doanh khi chưa được cho phép có phải là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
- Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
- Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Như vậy, hành vi tiết lộ bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin thì theo quy định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
Ai có quyền khôi phục điều tra vụ việc cạnh tranh?
Tôi muốn hỏi, ai có quyền khôi phục điều tra vụ việc cạnh tranh và thời gian điều tra sau khôi phục là trong bao lâu? Mong được giải đáp.
Trả lời:
Theo Điều 87 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về khôi phục điều tra như sau:
Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hoặc theo đề nghị của các bên liên quan khôi phục điều tra trong các trường hợp sau đây:
+ Bên bị điều tra không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 86 của Luật này;
+ Việc chấp thuận cam kết của bên bị điều tra dựa trên các thông tin không đầy đủ, không chính xác hoặc thông tin sai lệch do các bên cung cấp.
- Thời hạn điều tra sau khi có quyết định khôi phục điều tra là 04 tháng.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hoặc theo đề nghị của các bên liên quan có quyền khôi phục điều tra. Thời hạn điều tra sau khi có quyết định khôi phục điều tra là 04 tháng.
Tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có được ủy quyền?
Việc tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải trực tiếp thực hiện hay có thể ủy quyền cho người khác cũng được ạ?
Trả lời:
Theo Khoản 3 Điều 94 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về việc tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây:
- Trực tiếp;
- Qua bưu điện;
- Qua người thứ ba được ủy quyền.
Như vậy, việc tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có thể được ủy quyền cho người thứ ba thực hiện theo quy định hiện hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?