Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn sẽ thuộc về ai?
Ai sẽ có quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Câu hỏi: Anh chị cho em hỏi em và bạn trai chung sống như vợ chồng với nhau được 2,5 năm. Chúng em có một con trai 2 tuổi. Nay không muốn sống chung nữa thì em có thể dành quyền nuôi con không? Mong anh chị tư vấn giúp em.
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
Như vậy, hai người sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi không chung sống như vợ chồng với nhau nữa. Trường hợp không thỏa thuận được, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi dưỡng theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Vợ tái giá chồng có giành lại được quyền nuôi con không?
Câu hỏi: Tôi và vợ cũ đã ly dị cả tôi và vợ đều có kinh tế khá giả, theo phán quyết của tòa thì vợ tôi là người nuôi dạy hai đứa con trai chung của chúng tôi, đã ba năm trôi qua nay các con tôi cũng đã được 9 tuổi, vợ tôi thì chuẩn bị tái giá vào tháng 5 năm nay, tôi muốn hỏi tôi có thể đòi lại quyền nuôi con từ vợ không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo đó:
- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
+ Người thân thích;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo đó, căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này để có thể giành lại được quyền nuôi con anh cần phải thỏa thuận được với vợ cũ của mình để thay đổi người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu hai vợ chồng tìm được tiếng nói chung thì anh chị có thể lập thành văn bản và yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Đối với trường hợp vợ anh không đồng ý thì anh cần chứng minh được là vợ mình không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dạy con thì tòa án có thể xem xét nếu đúng sự thật thì tòa sẽ ra phán quyết để thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Phải chứng minh những gì để giành quyền nuôi con khi ly hôn?
Câu hỏi: Tôi và vợ đã đưa ra quyết định ly hôn. Tôi muốn giành quyền nuôi con vì điều kiện của tôi có thể chăm lo cho con được đầy đủ hơn. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi phải chứng minh những gì để giành quyền nuôi con khi ly hôn? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Trả lời:
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy để bạn có quyền được nuôi cả hai bé, bạn cần phải chứng minh được bạn có đầy đủ các điều kiện tốt nhất để nuôi dạy bé, cụ thể:
- Về điều kiện kinh tế: phải chứng minh thu nhập hàng tháng, có tài sản, nơi ở ổn định để tạo điều kiện cho con sinh hoạt, học tập, vui chơi;
- Về điều kiện tinh thần: chứng minh được có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con; chứng minh luôn phải đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?