Hành vi livestream giết động vật quý hiếm ăn óc sống bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi livestream giết động vật quý hiếm ăn óc sống? Livestream giết động vật quý hiếm ăn óc sống có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?  Tôi có thấy một đoạn clip được phát tán trên mạng xã hội về việc một người có hành vi giết voọc chà vá chân nâu ăn óc sống rồi livestream khoe trên mạng xã hội. Cho tôi hỏi hành vi man rợ này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Và nếu có phạt tiền thì phạt bao nhiêu tiền? Nhờ anh/chị tư vấn!

1. Phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi livestream giết động vật quý hiếm ăn óc sống?

Theo quy định tại Phụ lục I Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP nhóm IB như sau:

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

 

BỘ LINH TRƯỞNG

PRIMATES

55

Vượn má vàng trung bộ

Nomascus annamensis

56

Vượn đen tuyền tây bắc

Nomascus concolor

57

Vượn đen má hung

Nomascus gabriellae

58

Vượn đen má trắng

Nomascus leucogenys

59

Vượn đen tuyền đông bắc (Vượn cao vít)

Nomascus nasutus

60

Vượn đen siki

Nomascus siki

61

Cu li lớn

Nycticebus bengalensis

62

Cu li nhỏ

Nycticebus pygmaeus

63

Chà vá chân xám

Pygathrix cinerea

64

Chà vá chân nâu

Pygathrix nemaeus

65

Chà vá chân đen

Pygathrix nigripes

66

Voọc mũi hếch

Rhinopithecus avunculus

67

Voọc xám

Trachypithecus crepusculus

68

Voọc mông trắng

Trachypithecus delacouri

69

Voọc đen má trắng

Trachypithecus francoisi

70

Voọc bạc đông dương

Trachypithecus germaini

71

Voọc đen hà tĩnh (Voọc gáy trắng)

Trachypithecus hatinhensis

72

Voọc bạc trường sơn

Trachypithecus margarita

73

Voọc cát bà (Voọc đen đầu vàng)

Trachypithecus poliocephalus

Căn cứ quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Cho nên, hành vi livestream giết voọc chà vá chân nâu ăn óc sống có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đồng thời, có thể bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định.

2. Livestream giết động vật quý hiếm ăn óc sống có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự 2015 tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;

c) Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;

d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;

đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;

e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Vì vậy, voọc chà vá chân nâu được quy định là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Cho nên, trường hợp bắt giết voọc chà vá chân nâu ăn óc sống có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất là 05 năm.

Trân trọng!

Động vật quý hiếm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Động vật quý hiếm
Hỏi đáp Pháp luật
Vận chuyển trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mức phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Con tê tê có phải động vật quý hiếm không? Mua bán con tê tê có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được nuôi rùa sulcata làm vật nuôi không?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi livestream giết động vật quý hiếm ăn óc sống bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Động vật quý hiếm
Nguyễn Thị Kim Dung
399 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào