Dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng được xây dựng như thế nào?

Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định Luật Thuế giá trị gia tăng quy định như thế nào? Nguyên tắc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 như nào? Mong anh chị tư vấn theo quy định mới nhất. Tôi cảm ơn.

1. Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng quy định như thế nào? 

Tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 13 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định về xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

4. Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng:

Căn cứ vào tình hình thực tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn; kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, tổng số dự án và vốn đầu tư được cấp phép mới, tiến độ đầu tư của các dự án đầu tư đang triển khai và dự án đầu tư mới, các dự án đầu tư kết thúc giai đoạn đầu tư và chuyển sang giai đoạn hoạt động kinh doanh tại địa bàn để tính đúng, tính đủ, kịp thời số hoàn thuế giá trị gia tăng dự kiến phát sinh trong năm 2023 theo các chính sách, chế độ hiện hành và chế độ chính sách mới có hiệu lực thi hành. Xây dựng dự toán số hoàn thuế giá trị gia tăng gắn liền với yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng để đảm bảo đúng phát sinh thực tế, chính sách chế độ.

5. Dự toán thu NSNN (bao gồm cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu) cần dự kiến phần hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa làm giảm thu NSNN theo quy định của pháp luật.

6. Xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại:

Căn cứ các hiệp định, thỏa thuận viện trợ ODA không hoàn lại và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc nguồn thu NSNN đã và đang thực hiện; các thỏa thuận đã và sẽ được ký kết, triển khai từ năm 2023 và tiến độ thực hiện của các khoản viện trợ, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại năm 2023 của Bộ, cơ quan, địa phương. Đối với các khoản viện trợ đã được tiếp nhận từ năm 2022 trở về trước chưa có dự toán được giao, các khoản viện trợ mới, chưa có trong kế hoạch trung hạn (đối với chi ĐTPT), các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập và tổng hợp vào dự toán năm 2023 để làm thủ tục bổ sung kế hoạch trung hạn, giao dự toán, hạch toán, quyết toán theo chế độ quy định (trong đó thể hiện cụ thể các dự án từ nguồn này đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hay chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn).

2. Nguyên tắc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 quy định như thế nào?

Theo Khoản 1 Điều 14 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định nguyên tắc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 quy định như sau:

1. Nguyên tắc chung

a) Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 theo đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công, các Luật có liên quan; các quy định của pháp luật về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT, chi thường xuyên NSNN; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách, chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị.

b) Tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII). Ưu tiên nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở ở những nơi cần thiết, cấp bách; tăng cường thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Chú trọng cải cách hành chính theo hướng hiện đại, đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiết giảm chi phí.

c) Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2023 để hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Trân trọng!

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
File excel danh mục mặt hàng không được giảm thuế GTGT 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy in báo chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ cho vay có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa là khi nào từ 1/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá tính thuế GTGT đối với nguyên vật liệu nhập khẩu là giá nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, thời điểm xác định thuế GTGT đối với dịch vụ là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, tàu đánh bắt xa bờ không còn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giảm thuế GTGT theo theo Nghị định 180 từ 01/01/2025 đến hết 30/6/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
08 dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại không chịu thuế GTGT từ 01/07/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế giá trị gia tăng
Nguyễn Minh Tài
1,810 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào