Quy định chung về thủ tục hoàn trả sổ ATA trong thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Instanbul như thế nào?
1. Thủ tục hoàn trả sổ ATA trong thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Instanbul quy định như thế nào?
Tại Điều 10 Nghị định 64/2020/NĐ-CP thủ tục hoàn trả sổ ATA trong thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Instanbul quy định như sau:
1. Hồ sơ hoàn trả sổ ATA
a) Sổ ATA đã sử dụng (bao gồm đầy đủ các cuống, cuống phiếu và phiếu còn lại trong sổ) hoặc sổ ATA thay thế và sổ ATA cũ đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định này (sổ thay thế và sổ cũ bao gồm đầy đủ các cuống, cuống phiếu và phiếu còn lại trong sổ) hoặc sổ ATA chưa sử dụng (bao gồm đầy đủ các cuống, cuống phiếu và phiếu đã cấp): 01 bản chính;
b) Chứng từ chứng minh đã kết thúc tạm quản hàng hóa đối với trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng, tiêu hủy, bị mất, phá hủy ở nước ngoài (nếu có): 01 bản chính.
2. Trách nhiệm của chủ sổ ATA
Chủ sổ ATA có trách nhiệm nộp hồ sơ hoàn trả sổ ATA quy định tại khoản 1 Điều này cho VCCI.
3. Trách nhiệm của VCCI
a) Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trọng thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, VCCI thông báo bằng văn bản cho chủ sổ và thực hiện thu hồi sổ ATA.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, VCCI có văn bản yêu cầu chủ sổ cung cấp bổ sung thông tin, chứng từ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp thông tin, chứng từ cung cấp bổ sung của chủ sổ hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông tin, chứng từ bổ sung, VCCI thông báo bằng văn bản cho chủ sổ và thực hiện thu hồi sổ ATA.
Trường hợp thông tin, chứng từ cung cấp bổ sung của chủ sổ không hợp lệ hoặc quá thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày VCCI có văn bản yêu cầu bổ sung thông tin, chứng từ mà chủ sổ không bổ sung thông tin, chứng từ liên quan, VCCI có văn bản thông báo việc từ chối thu hồi sổ ATA cho chủ sổ;
b) Thực hiện giải chấp khoản bảo đảm cho chủ sổ ATA theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
2. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Instanbul quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Instanbul quy định như sau:
1. Người khai hải quan có quyền:
2. Ngoài các quyền của người khai hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan, người khai hải quan có thêm các quyền sau:
a) Được cơ quan hải quan hướng dẫn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này;
b) Được lựa chọn làm thủ tục hải quan hàng tạm quản theo quy định tại Nghị định này hoặc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khác theo quy định của pháp luật.
3. Người khai hải quan có nghĩa vụ:
4. Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ của người khai hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan, người khai hải quan có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ theo các quy định về tạm quản hàng hóa quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gắn, đánh dấu các đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng đối với hàng hóa tạm quản để đảm bảo hàng hóa tái xuất, tái nhập chính là hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp và phí, lệ phí (nếu có) cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất trong trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyên tiêu thụ nội địa, hàng hóa bị hỏng, phá hỏng, hư hại nặng, mất mát toàn bộ do tai nạn hoặc rủi ro bất khả kháng trong thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và không thực hiện tái xuất, tái nhập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoàn trả sổ tạm quản ATA có thể đặt câu hỏi tại đây.