Nhóm I phương tiện thủy nội địa có bao gồm phà có sức chở trên 50 khách không?

Phà có sức chở trên 50 khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa có đúng không? Có bao nhiêu thủy thủ trong một ca làm việc đối với phương tiện chở khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa? Chào Ban biên tập, em có vấn đề này cần được giải đáp. Em là sinh viên năm nhất ngành Hàng hải thuộc Đại học M. Em đang tìm hiểu về các phương tiện thủy nội địa nhưng mà có nhiều phương tiện quá nên em chưa thể phân biệt được hết. Em thắc mắc là phà có sức chở trên 50 khách là thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa đúng không ạ hay là thuộc nhóm khác? Xin hãy giải đáp giúp em, em cảm ơn.

1. Phà có sức chở trên 50 khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa có đúng không?

Tại Điều 17 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định phân nhóm phương tiện như sau:

1. Nhóm I

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 100 (một trăm) khách.

b) Phà có sức chở trên 100 (một trăm) khách và trên 350 tấn hàng hóa.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 3000 sức ngựa.

2. Nhóm II

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách.

b) Phà có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách và trên 250 đến 350 tấn hàng hóa.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 800 tấn đến 1500 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 250 sức ngựa đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa.

3. Nhóm III

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 12 (mười hai) khách đến 50 (năm mươi) khách.

b) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 500 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 100 sức ngựa đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.

Như vậy, theo quy định trên phà có sức chở bao nhiêu khách vẫn chưa đủ tiêu chí để xếp vào nhóm nào mà nó còn phụ thuộc vào sức chứa hàng. Phà có sức chở trên 50 khách đến 100 khách và trên 250 đến 350 tấn hàng thì được xếp vào nhóm II phương tiện thủy nội địa. Còn phà có sức chở trên 100 khách và trên 350 tấn hàng thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa.

2. Có bao nhiêu thủy thủ trong một ca làm việc đối với phương tiện chở khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa?

Theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định biểu định biên thuyền viên như sau:

1. Phương tiện chở khách

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Máy trưởng

1

1

1

3

Thủy thủ

2

1

1

         

4

Thợ máy

1

1

 

 

Tổng cộng

5

4

3

a) Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

b) Phương tiện thuộc nhóm I hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 100 km có thể bố trí giảm 01 (một) thủy thủ.

c) Phương tiện thuộc nhóm II hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 100 km không nhất thiết phải bố trí thợ máy.

Do đó, số lượng thủy thủ trong cùng một ca làm việc trên phương tiện chở khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa là 2 người.

Trân trọng!

Phương tiện thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phương tiện thủy nội địa
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là phương tiện thủy nội địa? Thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông đường thủy?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay có bao nhiêu vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước? Bao nhiêu tuổi được lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Không đăng ký phương tiện thủy nội địa gồm thuyền và canô bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký phương tiện thủy nội địa lần đầu khi mua thuyền nhưng chưa khai thác như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc đăng ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nhóm I phương tiện thủy nội địa có bao gồm phà có sức chở trên 50 khách không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phương tiện thủy nội địa
947 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào