Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thu ngân sách nhà nước thường xuyên năm 2022 được đánh giá như thế nào?

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thu ngân sách nhà nước thường xuyên năm 2022 như thế nào? Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ chi dự trữ quốc gia năm 2022 được quy định như thế nào? Mong anh chị tư vấn theo quy định mới nhất. Tôi cảm ơn.

1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thu ngân sách nhà nước thường xuyên năm 2022 như thế nào? 

Tại Điều 6 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thu ngân sách nhà nước thường xuyên năm 2022 như sau:

1. Tình hình triển khai phân bổ, giao dự toán và thực hiện dự toán chi thường xuyên 6 tháng đầu năm, dự kiến khả năng thực hiện cả năm 2022 chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao, trong đó bên cạnh việc đánh giá các nhiệm vụ chi theo dự toán, tập trung làm rõ tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Đối với các nhiệm vụ chi an ninh, quốc phòng được áp dụng cơ chế sử dụng nguồn chi thường xuyên NSNN theo phê duyệt của cấp thẩm quyền, cơ quan, đơn vị đánh giá việc triển khai thực hiện theo quy định.

2. Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, đề án, dự án lớn từ nguồn chi thường xuyên của NSNN trong 6 tháng đầu năm, dự kiến cả năm 2022; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý về cơ chế, chính sách trong tổ chức thực hiện, cụ thể:

a) Rà soát, xác định các nhiệm vụ, chính sách, chế độ kết thúc hoặc hết hiệu lực; kiến nghị bổ sung, sửa đổi các nhiệm vụ, chính sách, chế độ không phù hợp với thực tế.

b) Tình hình tinh giản biên chế, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy: Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, ước cả năm 2022 và lũy kế thực hiện đến hết năm 2022, chi tiết theo từng mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 18-NQ/TW), Kết luận số 28-KL/TW ngày 21 tháng 2 năm 2022 của Bộ Chính trị (Kết luận số 28-KL/TW) về tình hình biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong đó tập trung đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra: số giảm biên chế, giảm đầu mối tổ chức bộ máy (đối với các trường hợp đánh giá đến hết năm 2022 chưa hoàn thành mục tiêu tại các Kết luận, Nghị quyết nêu trên, cơ quan, đơn vị giải trình cụ thể khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân); số kinh phí NSNN tiết kiệm được do giảm biên chế, giảm tổ chức bộ máy, trong đó số sử dụng để thực hiện cải cách tiền lương; số kinh phí phải bố trí từ NSNN để thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo các quy định của Chính phủ.

c) Thực hiện đổi mới khu vực sự nghiệp công lập:

- Kết quả sắp xếp, đổi mới hệ thống, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 19-NQ/TW), Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công (Nghị định số 60/2021/NĐ-CP) trong 6 tháng đầu năm, ước cả năm 2022 và lũy kế đến hết năm 2022; trong đó: đánh giá cụ thể việc thực hiện lộ trình giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, các trường hợp có lộ trình khác, nhất là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, dịch vụ giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ quan, đơn vị báo cáo cụ thể mức độ dự kiến đạt được đến hết năm 2022, giải trình nguyên nhân, tiến độ báo cáo và phê duyệt của các cấp thẩm quyền (nếu có); trên cơ sở đó, đánh giá chi tiết việc thực hiện từng mục tiêu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW (cụ thể dự kiến số lượng và mức độ tự chủ của từng đơn vị; từng nguồn tài chính (nguồn NSNN, nguồn thu sự nghiệp), từng nhiệm vụ chi đối với từng đơn vị, từng lĩnh vực sự nghiệp; tổng số biên chế và số lượng biên chế hưởng lương từ NSNN theo từng lĩnh vực sự nghiệp vào thời điểm năm 2022).

- Tác động của việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao khả năng tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đến việc bố trí NSNN theo từng lĩnh vực trong năm 2022, lũy kế đến hết năm 2022 và việc sử dụng số kinh phí NSNN dành ra từ việc nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.

d) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2022 của các cơ quan hành chính nhà nước đang được hưởng cơ chế tài chính đặc thù theo quy định hiện hành, chi tiết: quỹ lương (gồm lương ngạch bậc, các khoản đóng góp theo lương và phần lương tăng thêm theo cơ chế đặc thù - nếu có); chi chuyên môn, nghiệp vụ, chi tiết theo từng nguồn kinh phí (nguồn NSNN, nguồn phí được để lại, nguồn thu nghiệp vụ, nguồn hợp pháp khác).

đ) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2022 từ nguồn thu phí và thu sự nghiệp công được để lại không đưa vào cân đối NSNN; nguồn hợp pháp khác của cơ quan, đơn vị theo quy định, chi tiết lĩnh vực chi.

e) Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP.

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ chi dự trữ quốc gia năm 2022 được quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ chi dự trữ quốc gia năm 2022 được quy định như sau:

Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ chi dự trữ quốc gia 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện cả năm 2022, chi tiết theo từng nội dung mua, bán, nhập, xuất, luân phiên đổi hàng và hoạt động nghiệp vụ dự trữ quốc gia, dự kiến mức dự trữ quốc gia tồn kho cuối năm 2022; việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch năm 2022.

Trân trọng!

Thu ngân sách nhà nước
Hỏi đáp mới nhất về Thu ngân sách nhà nước
Hỏi đáp pháp luật
Thành phần và số lượng hồ sơ hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cách thức thực hiện thủ tục hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước như thế nào? 
Hỏi đáp pháp luật
Dự toán thu nội địa dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 được xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thu ngân sách nhà nước thường xuyên năm 2022 được đánh giá như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thu ngân sách nhà nước
Nguyễn Minh Tài
1,020 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thu ngân sách nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thu ngân sách nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào