Có phải thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng khi thay đổi Trưởng Văn phòng công chứng hay không?
Thay đổi Trưởng Văn phòng công chứng có phải thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng không?
Căn cứ Điều 24 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, cụ thể như sau:
1. Khi thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, Văn phòng công chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.
Việc thay đổi trụ sở của Văn phòng công chứng sang huyện, quận, thị xã, thành phố khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng.
2. Văn phòng công chứng thay đổi tên gọi, trụ sở hoặc Trưởng Văn phòng công chứng thì được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tại Điều 23 Luật Công chứng 2014 về thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng, theo đó:
1. Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
4. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
Như vậy, khi Văn phòng công chứng có sự thay đổi về Trưởng Văn phòng, thì phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng tại Sở Tư pháp, nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.
Có phải thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng khi thay đổi Trưởng Văn phòng công chứng hay không? (Hình từ Internet)
Mức phí phải đóng để cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng và thời hạn giải quyết trong bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, như sau:
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, Trưởng Văn phòng hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng thay đổi danh sách công chứng viên hợp danh hoặc công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Giấy đăng ký hoạt động cấp lại được giữ nguyên số đã cấp trước đó.
Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC có quy định:
9. Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng và lệ phí cấp thẻ công chứng viên:
TT | Nội dung thu | Mức thu (đồng/trường hợp/hồ sơ) |
1 | Lệ phí cấp mới, cấp lại Thẻ công chứng viên | 100 nghìn |
2 | Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề trong lĩnh vực công chứng |
|
a | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng đối với trường hợp tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng để bổ nhiệm công chứng viên | 3,5 triệu |
b | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng đối với trường hợp đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên. | 500 nghìn |
c | Thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng |
|
| - Thẩm định để cấp mới Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng | 01 triệu |
| - Thẩm định để cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng | 500 nghìn |
Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng do thay đổi Trưởng Văn phòng Công chứng. Giấy đăng ký hoạt động cấp lại được giữ nguyên số đã cấp trước đó. Phí là 500.000 đồng/trường hợp/hồ sơ thẩm định để cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?