Chính phủ giao theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc nào?
- 1. Nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao như thế nào?
- 2. Thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao như thế nào?
- Nội dung, hình thức theo dõi, dôn đốc, kiểm tra như thế nào?
1. Nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 33 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao như sau:
1. Được tiến hành thường xuyên và theo kế hoạch; có sự phối hợp để tránh chồng chéo, trùng lắp.
2. Thực hiện đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật; công khai, minh bạch, khách quan; không gây cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức được kiểm tra.
3. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan quản lý nhà nước.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin và liên thông từ Văn phòng Chính phủ đến các bộ, cơ quan, địa phương trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
2. Thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 34 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao như sau:
1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra toàn diện việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Các Phó Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện các công việc nêu tại khoản 1 Điều này theo phạm vi lĩnh vực công tác được phân công; các thành viên Chính phủ khác kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo phân công, ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương và chủ động báo cáo kết quả thường xuyên, theo yêu cầu, quy định khi giao nhiệm vụ hoặc báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý và việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan, địa phương mình.
6. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ giao.
Nội dung, hình thức theo dõi, dôn đốc, kiểm tra như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 35 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP nội dung, hình thức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra như sau:
1. Nội dung
Việc tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật; việc triển khai thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; xác định rõ trách nhiệm của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Hình thức
a) Thông qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu được kết nối, liên thông từ Văn phòng Chính phủ đến các bộ, cơ quan, địa phương;
b) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất;
c) Làm việc trực tiếp theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất;
d) Hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng hoặc các đoàn công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thành lập;
đ) Các hình thức khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?