Quy định về tổ chức thực hiện của Bộ Công Thương trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030?
Tổ chức thực hiện của Bộ Công Thương trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?
Căn cứ Mục 1 Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nội dung trên như sau:
1. Bộ Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính xây dựng Đề án xúc tiến đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp hóa chất tập trung và các dự án đầu tư trong khu công nghiệp hóa chất tập trung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ thông qua để triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, bổ sung, xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa chất.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư trong lĩnh vực hóa chất.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hóa chất.
Tổ chức thực hiện các bộ, ngành liên quan trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?
Căn cứ Mục 2 Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nội dung trên như sau:
2. Các bộ, ngành liên quan:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xây dựng các chính sách nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hóa chất; cân đối vốn đầu tư ngắn hạn và dài hạn cho phát triển công nghiệp. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định về đầu tư theo hướng bổ sung các phân ngành hóa chất ưu tiên vào đối tượng dự án ưu đãi đầu tư; xây dựng chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp chuyên sâu.
- Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách tài chính để khuyến khích phát triển các lĩnh vực công nghiệp hóa chất ưu tiên phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương triển khai thực hiện các giải pháp về khoa học công nghệ nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm hóa chất của Việt Nam; xây dựng chính sách đổi mới và ứng dụng công nghệ; đánh giá trình độ công nghệ; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất hóa chất phù hợp với điều kiện Việt Nam để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn; phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với lĩnh vực hóa chất.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước được giao, chủ trì lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp hóa chất theo từng thời kỳ.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trong đó ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhân lực cho phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, trong từng thời kỳ, nhất là nhân lực chất lượng cao.
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp phát triển công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sản xuất công nghiệp hóa chất trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và trên thế giới; xây dựng và triển khai Chương trình hành động chiến lược về chuyển đổi số lĩnh vực công nghiệp hóa chất.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất. Theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước được giao, chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các địa phương nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế phù hợp với nguồn lực, tiềm năng và định hướng phát triển công nghiệp hóa chất.
- Bộ Xây dựng: Theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước được giao, chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các địa phương nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế phù hợp với nguồn lực, tiềm năng và định hướng phát triển công nghiệp.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và công nghiệp hóa chất nói riêng.
- Các bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung liên quan trong chiến lược.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?