Những điều kiện để được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật?
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cần điều kiện gì?
Câu hỏi: Hiện tại, tôi ở Thanh hóa, tôi đang có ý định buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Không biết điều kiện để buôn bán thuốc này quy định như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ Điều 63 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định:
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định;
+ Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố;
+ Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
Những điều kiện để được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?
Câu hỏi: Việc sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật có quy định chặt chẽ không? Hay sử dụng loại nào cũng được trong việc đóng gói thuốc?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Vật liệu phải bền chắc, không bị thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong ăn mòn, phá hủy, rò rỉ, phát tán thuốc ra ngoài;
+ Không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc bảo vệ thực vật;
+ Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao gói thuốc bảo vệ thực vật hoặc tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật công bố áp dụng;
+ Không gây nguy hiểm cho người, động vật và môi trường.
Các loại thuốc bảo vệ thực vật nào phải bị tiêu hủy?
Câu hỏi: Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Các loại thuốc bảo vệ thực vật nào phải bị tiêu hủy? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo đó, tại khoản 1 Điều 74 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 có quy định về các loại thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu hủy bao gồm:
Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường các hợp sau đây:
+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thuốc bảo vệ thực vật giả;
- Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng mà không thể tái chế;
- Thuốc bảo vệ thực vật không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định mà không thể tái chế hoặc tái xuất;
- Thuốc bảo vệ thực vật vô chủ, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?