Khiếu nại lần đầu có thời hiệu của người bị tạm giữ, tạm giam trong bao nhiêu ngày?
Thời hiệu khiếu nại lần đầu của người bị tạm giữ, tạm giam là bao nhiêu ngày?
Tại Điều 44 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam:
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Như vậy, thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Khiếu nại lần đầu có thời hiệu của người bị tạm giữ, tạm giam trong bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như thế nào?
Theo Điều 24 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cụ thể như sau:
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam đồ dùng cần thiết cho cá nhân. Đồ vật, tư trang, tiền và tài sản khác của họ mang theo phải gửi lưu ký tại nơi quy định của cơ sở giam giữ hoặc ủy quyền cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý. Những đồ vật không thể bảo quản được trong thời hạn tạm giữ, tạm giam và những đồ vật thuộc danh mục cấm mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam nếu phải hủy bỏ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải ra quyết định bằng văn bản hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Khi hủy bỏ phải có sự chứng kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và phải lập biên bản về việc hủy bỏ. Nếu họ được trả tự do, chuyển nơi giam giữ khác thì đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký được trả lại; trường hợp cơ sở giam giữ làm hư hỏng hoặc mất thì phải bồi thường.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.
Căn cứ vào danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định không được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam các đồ vật cụ thể có khả năng dùng để tự sát, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của người đó hoặc người khác.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng tiền gửi lưu ký để mua đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt của họ bằng hình thức ký sổ.
Theo đó, đối chiếu quy định trên thì người bị tạm giữ, tạm giam sẽ được áp dụng về quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản theo quy định nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?