Người lao động cao tuổi có đơn mới được tiếp tục làm nghề, công việc nặng nhọc?
Người lao động cao tuổi phải có đơn mới được tiếp tục làm nghề, công việc nặng nhọc?
Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
1. Chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Người lao động cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời Điểm ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi;
b) Người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động;
c) Người lao động cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm;
d) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
đ) Phải bố trí ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc;
e) Có đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động cao tuổi cần phải có đơn tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động, ngoài ra người lao động cao tuổi cũng cần phải đạt được các điều kiện khác ở trên để được làm công việc nặng nhọc.
Người lao động cao tuổi có đơn mới được tiếp tục làm nghề, công việc nặng nhọc? (Hình từ Internet)
Có phải gửi đánh giá từng điều kiện cụ thể khi sử dụng người cao tuổi làm công việc nặng nhọc không?
Theo Khoản 2 Điều 29 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
2. Người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:
a) Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc Điểm Điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng người lao động cao tuổi;
b) Đề xuất và đánh giá từng Điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó, người sử dụng lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc phải gửi đề xuất và đánh giá từng Điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?