-
Luật sư
-
Liên đoàn Luật sư Việt Nam
-
Điều lệ liên đoàn luật sư việt nam
-
Đoàn luật sư
-
Quyền hạn của Liên đoàn luật sư Việt Nam
-
Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc
-
Hội đồng Luật sư toàn quốc
-
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam
-
Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư
-
Tổ chức luật sư toàn quốc
-
Chứng chỉ hành nghề luật sư
-
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
-
Chi phí thuê luật sư
-
Tập sự hành nghề luật sư
-
Hành nghề luật sư
-
Tổ chức hành nghề luật sư
-
Tuyển sinh lớp đào tạo nghề luật sư
Vấn đề quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư?
Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư?
Căn cứ Điều 46 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nội dung trên như sau:
Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
1. Hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam chịu sự thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư của Chính phủ trên cơ sở các nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa tăng cường quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
2. Hoạt động của Đoàn Luật sư chịu sự quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do cơ quan giúp thực hiện là Sở Tư pháp và sự phối hợp của các sở, ngành liên quan theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa tăng cường quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
Theo đó, Hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam chịu sự thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư của Chính phủ trên cơ sở các nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa tăng cường quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
Vấn đề quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư? (Hình từ Internet)
Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng?
Căn cứ Điều 47 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nội dung trên như sau:
Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng
Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương và địa phương trong việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương và địa phương trong việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Căn cứ Điều 48 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nội dung trên như sau:
Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Liên đoàn Luật sư Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đoàn Luật sư là thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có nghĩa vụ, quyền lợi theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đoàn Luật sư là thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có nghĩa vụ, quyền lợi theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trân trọng!

Lê Bảo Y
- Các ngân hàng thương mại cổ phần tích cực tham gia Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030?
- Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có phải dựa trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính hay không?
- Doanh nghiệp có được từ chối tạm ứng tiền lương cho nhân viên không?
- Các biện pháp xử lý hành chính có phải chỉ áp dụng với công dân Việt Nam?
- Người được bổ nhiệm Công chứng viên có thể tự mình thành lập Văn phòng công chứng riêng để hành nghề không?