Bà nội có thể để cháu đi khiếu nại thay không? Những nghĩa vụ của người khiếu nại?
Cháu có thể đi khiếu nại thay bà nội được không?
Tại khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
…
Như vậy, theo quy định trên khi bà nội của bạn đã già yếu có khó khăn trong việc đi lại, di chuyển thì bạn vẫn có thể đi khiếu nại thay cho bà của bạn. Tuy nhiên, bạn phải là người thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại
Bà nội có thể để cháu đi khiếu nại thay không? Những nghĩa vụ của người khiếu nại? (Hình từ Internet)
Người khiếu nại có những nghĩa vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là những nghĩa vụ mà người khiếu nại phải tuân theo.
Trân trọng!
Mẫu quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại theo nghị định 124 mới nhất 2024?
Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật đối với công chức là bao lâu?
Người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất 2024?
Các trường hợp không được thụ lý giải quyết đơn khiếu nại là gì?
Sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo như thế nào?
Người khiếu nại có được quyền rút lại đơn khiếu nại không?
Có cần công chứng, chứng thực khi thực hiện ủy quyền khiếu nại không?
Những quyết định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Công an?
Người bị tạm giữ có thể khiếu nại về hành vi của cán bộ cơ sở giam giữ trong bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Vũ Thiên Ân
Chia sẻ trên Facebook
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?