Chỉ có Học viện Tư pháp mới đào tạo nghề công chứng ở Việt Nam?
1. Chỉ có Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp mới đào tạo nghề công chứng ở Việt Nam?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng như sau:
1. Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
2. Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng.
Như vậy, ở Việt Nam, cơ sở đào tạo nghề công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
Khóa bồi dưỡng nghề công chứng tổ chức ở đâu?
Theo Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng như sau:
1. Người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng đến Học viện Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
b) Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
2. Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Theo đó, người được miễn đào tạo nghề công chứng nộp hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng đến Học viện Tư pháp. Do đó, Học viên tư pháp là cơ sở tổ chức khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?