Có ủy quyền cho người khác tố cáo được không? Thời hạn để giải quyết tố cáo là bao lâu?
1. Người tố cáo có thể ủy quyền cho người khác tố cáo thay mình không?
Tại Khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo 2018 quy định người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định hình thức tố cáo như sau:
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, theo những quy định trên thì người tố cáo phải chịu trách nhiệm, về nội dung tố cáo của mình. Bạn muốn ủy quyền cho người khác tố cáo thay mình là điều không thể, việc tố cáo là phải do chính bản thân bạn thực hiện bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Giải quyết tố cáo có thời hạn là bao lâu?
Căn cứ Điều 30 Luật Tố cáo 2018 quy định thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ngoài ra theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:
2. Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;
b) Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;
c) Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;
d) Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;
đ) Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;
e) Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;
g) Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.
3. Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên được quy định tại khoản 2 Điều này.
Do đó, theo quy định trên thì thời gian giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Ngoài ra sẽ có các trường hợp đặc biệt phức tạp thì cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn giải quyết tố cáo, nhưng không quá 30 ngày.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2025: Chi tiết, đầy đủ?
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
- Đã có Công văn 8726/VPCP-KGVX về nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh 2025?