Người không công tác tại Tòa án nhưng vẫn được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có được không?
Trường hợp người không công tác tại Tòa án nhưng vẫn được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có được không?
Tôi tên Mỹ Vân hiện sinh sống tại Hậu Giang, theo như kiến thức tôi nghĩ thì chỉ những người làm trong Tòa án họ có nghiệp vụ, có trình độ và sự am hiều thì mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, một người bạn của tôi bảo là không nhất thiết phải công tác tại Tòa án thì mới được bổ nhiệm, như vậy có đúng không?
Trả lời:
Tại Khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, có quy định:
Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, không nhất thiết phải phải làm trong Tòa án thì mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bạn nhé.
Thẩm quyền xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Mọi người hãy giúp tôi giải đáp các thắc mắc sau đây: Thẩm quyền xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Về vấn đề này thì tại Khoản 1 Điều 23 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:
Điều 23. Việc tổ chức xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao."
Như vậy, theo quy định này thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bạn nhé.
Bên cạnh đó, việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.
Trên đây là nội dung trả lời về thẩm quyền xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bạn có thể timg hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có bao nhiêu thành viên?
Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp các thắc mắc sau đây: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có bao nhiêu thành viên? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về số lượng thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Trên đây là nội dung trả lời về số lượng thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bạn có thể timg hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?