Có được đặt tên cho tác phẩm dịch hay không?
Có được đặt tên cho tác phẩm dịch hay không?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định quyền nhân thân, cụ thể như sau:
1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.
Đối chiếu quy định trên thì bạn không được đặt tên đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Có được đặt tên cho tác phẩm dịch hay không? (Hình từ Internet)
Xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm, cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Khi có hành vi xâm phạm quyền đặt tên tác phẩm thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như cải chính công khai hoặc sửa lại đúng tên tác giả, tác phẩm có thông tin sai lệch về tên tác giả, tác phẩm.
Chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh như thế nào?
Tại Điều 26 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh như sau:
Chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh
Việc hưởng quyền đối với tác phẩm khuyết danh quy định tại khoản 2 Điều 41 và điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ được thực hiện như sau:
1. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.
Chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?