Chồng giấu tài sản chung khi ly hôn thì phải làm như thế nào?
Cách xử lý chồng giấu tài sản chung khi ly hôn như thế nào?
Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Minh Thu, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Long An, có vấn đề thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Tôi kết hôn hồi đầu năm 2014, cuộc sống hôn nhân cũng diễn ra êm đềm, gia đình tôi có một con trai. Từ đó tới nay, mọi tài sản của gia đình tôi đều giao cho chồng quản lý. Tiền lương, thưởng tôi cũng đưa chồng giữ rồi bỏ vào sổ tiết kiệm chung của vợ chồng. Tới gần đây, tôi phát hiện chồng giấu tôi lấy tiền đem về cho anh em nhà chồng, tôi có hỏi thì chồng cứ chối phăn đi, đã vậy còn không ngớt lời chửi mắng tôi ích kỷ này nọ. Nhiều lần như vậy, tôi không thể chấp nhận nổi nên đã quyết định ly hôn với anh ấy. Khi ra tòa ly hôn, anh ấy chỉ khai rằng tài sản chung có nhà cửa, xe và một ít tiền trong ngân hàng. Nhưng tôi nắm rất rõ, tài sản chung mà vợ chồng tôi tạo lập có một khoản tiền rất lớn trong ngân hàng nhưng anh ấy cố tình giấu đi, chỉ trình ra có một phần nhỏ trong số đó. Tôi yêu cầu tòa điều tra, xác minh lại nhưng tòa lại nói rằng muốn vậy thì chính tôi phải trình ra chứng cứ chứng minh chứ tòa không có nghĩa vụ xác minh lại nữa. Xin hỏi, tòa nói thế có đúng không? Trường hợp của tôi phải giải quyết thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn! (minh.long***@gmail.com)
Trả lời:
Tòa án yêu cầu bạn phải cung cấp chứng cứ chứng minh là đúng với quy định của pháp luật hiện hành vì theo Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì: Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động.
Như vậy, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định rất rõ ràng nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ trong các tranh chấp dân sự là nghĩa vụ của đương sự chứ không phải là nghĩa vụ của tòa án. Tòa án chỉ có thể thu thập chứng cứ khi các chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết trong khi đương sự không thể tự mình thu thập được.
Trong trường hợp trên, để được chia tài sản thì chị phải chứng minh là chồng mình là người đã cất giữ hoặc gửi giữ tiền vàng của vợ chồng. Tài sản ấy là bao nhiêu, ở đâu, có biên nhận, giấy thỏa thuận gì không? Có ai làm chứng không? Nếu gửi ở ngân hàng thì bằng chứng là sổ tiết kiệm, thẻ tín dụng hoặc mã số các loại sổ hoặc thẻ đó... Nếu đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu thì bằng chứng là bản sao chụp trái phiếu, cổ phiếu hoặc các chứng từ, biên nhận có liên quan...
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập về việc chứng minh chồng giấu tài sản khi ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản là gì?
Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản là gì? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Bảo Anh sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Tôi hiện là đương sự trong một vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất, phía bên Tòa án có hướng dẫn cho tôi biết phải lập Hội đồng đến nơi đất tranh chấp để xem xét tình trạng và định giá tài sản, dù có tìm hiểu nhưng tôi không hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản là gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)
Trả lời:
Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
1. Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá tài sản theo quyết định của Tòa án.
2. Chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá tài sản và do Hội đồng định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng Dân sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự trong các trường hợp nào?
Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự trong các trường hợp nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Phương, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Vũng Tàu, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự trong các trường hợp nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
- Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
- Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Trên đây là nội dung câu trả lời về các trường hợp tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?