Có tiếp nhận Bí thư Đảng ủy vào công chức cấp xã không qua thi tuyển không?
Bí thư Đảng ủy có được tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển không?
Tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng công chức cấp xã trong trường hợp đặc biệt như sau:
3. Cán bộ cấp xã giữ chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP khi thôi đảm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được xem xét, tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 1 Thông tư này;
b) Còn số lượng và vị trí chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;
c) Đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;
d) Trường hợp trước khi bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã chưa phải là công chức cấp xã thì thời gian giữ chức vụ cán bộ cấp xã ít nhất là 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;
đ) Tại thời điểm tiếp nhận không trong thời gian bị xem xét kỷ luật; bị điều tra, truy tố, xét xử và không trong thời hạn bị thi hành kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Như vậy, bạn là Bí thư Đảng ủy cấp xã thì bạn thuộc một trong những đối tượng được tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển nhưng bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đã được nêu trên.
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức cấp xã bao gồm những gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2019/TT-BNV hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức cấp xã bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch theo mẫu có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc cư trú;
b) Bản sao giấy khai sinh;
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã dự tuyển được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế đủ điều kiện cấp và trong thời hạn sử dụng theo quy định;
đ) Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này thì không yêu cầu phải có phiếu lý lịch tư pháp;
e) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác và các hình thức khen thưởng đã đạt được, có nhận xét và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác;
g) Trường hợp xét tuyển công chức là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải có ý kiến bằng văn bản của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
h) Quyết định phê chuẩn, công nhận giữ các chức vụ, chức danh cán bộ cấp xã, hay tuyển dụng vào viên chức, lực lượng vũ trang...; quyết định được xếp lương hay bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nghề nghiệp; xác nhận đóng bảo hiểm xã hội; quyết định nâng bậc lương gần nhất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?