Có đủ điều kiện hưởng thai sản khi không đóng bảo hiểm xã hội sáu tháng trước khi sinh?
Không đóng bảo hiểm xã hội sáu tháng trước khi sinh có đủ điều kiện hưởng thai sản?
Vợ tôi tham gia BH từ đầu năm 2019 đến tháng 6-2020 thì ngưng đóng, đến tháng 20-1-2021 thì sinh em bé. Vậy vợ tôi có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản không ạ?
Trả lời:
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Theo quy định trên để được hưởng chế độ thai sản bạn phải đóng đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Vợ bạn sinh con vào 20-1-2021 thì thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 1/2020 - tháng 12/2020. Nếu vợ bạn đóng đủ 6 tháng BHXH trở lên trong thời gian này thì đủ điều kiện nhận tiền thai sản.
Theo thông tin cung cấp, vợ bạn đóng BHXH từ đầu năm 2019 đến tháng 6/2020 thì ngưng đóng, đã đảm bảo có đóng BHXH 6 tháng trước khi sinh. Vì vậy trường hợp trên vợ bạn đáp ứng đủ điều kiện để nhận tiền thai sản.
Phải làm sao khi không nhận được tiền thai sản?
Tôi đã nộp giấy sinh vào công ty được hơn một tháng nhưng vẫn chưa nhận được tiền thai sản. Bây giờ tôi phải làm sao để nhận được tiền thai sản? Cảm ơn.
Trả lời:
Khoản 1,2,3 Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Do đó, kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ cho công ty thì trong vòng 10 ngày công ty có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ công ty, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho bạn.
Như vậy, trường hợp không nhận được tiền thai sản, trước hết bạn cần khiếu nại đến giám đốc công ty. Nếu sau đó công ty vẫn không giải quyết thì khiếu nại lên Sở Lao động Thương Binh và Xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở.
Nhân viên nghỉ thai sản năm 2022 công ty cần làm gì?
Anh chị cho em hỏi, tháng 02/2022 công ty em sẽ có 1 nhân viên nghỉ sinh con, khi đó thì em cần phải làm những thủ tục gì?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Và theo Khoản 3 Điều 85 Luật này thì: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Do đó khi có nhân viên nghỉ thai sản thì đơn vị cần thực hiện thủ tục báo giảm lao động nghỉ thai sản.
Thành phần hồ sơ bao gồm (Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017):
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?