Hợp tác xã có phải là chủ rừng?
Hợp tác xã có phải là chủ rừng hay không?
Cho em hỏi hợp tác xã có phải là chủ rừng hay không? Quy định ở đâu? Nhờ anh chị tư vấn giùm em.
Trả lời:
Theo Khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 thì chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về đối tượng là chủ rừng gồm có:
- Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
- Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
- Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Cộng đồng dân cư.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hợp tác xã có thể là chủ rừng.
Chủ rừng bị chết thì nhà nước có thu hồi rừng không?
Tôi là Huy, hiện tại cư trú tại Gia Lai, gần nhà tôi có người bị chết và trước đó được nhà nước giao đất rừng. Thì có bị thu hồi không? Người đó có 02 con, một trai, một gái, mẹ đã bỏ đi cách đây 3 năm.
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 22 Luật lâm nghiệp 2017 quy định:
- Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
+ Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
+ Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
+ Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
+ Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
+ Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
+ Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
+ Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
- Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Như vậy, trường hợp của bạn sẽ không bị thu hồi khi có người thừa kế.
Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng được quy định như thế nào?
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Quốc - An Giang
Trả lời:
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại Điều 73 và Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng như sau:
- Quyền chung của chủ rừng:
+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
+ Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
+ Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
+ Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
+ Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
+ Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
+ Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
+ Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
+ Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
- Nghĩa vụ chung của chủ rừng:
+ Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
+ Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
+ Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
+ Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Trên đây là nội dung giải đáp về quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể dục thể thao quần chúng là gì? Phong trào thể dục thể thao quần chúng được quy định như thế nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là bao nhiêu?
- Mẫu Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại mới nhất từ ngày 01/12/2024?
- Hiện nay nhóm G20 gồm những nước nào? Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân bao nhiêu % giai đoạn 2021 - 2030?
- 1 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Ngày 1 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?