Quy định về trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật khi loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng?

Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật khi loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng? Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng khi loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng? Liên quan đến vấn đề loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng xin được hỏi các thông tin trên.

Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật khi loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng?

Căn cứ Điều 51 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về nội dung trên như sau

Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật

1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về loại khỏi biên chế tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm kỹ thuật trong toàn quân.

2. Chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Quân lực, Cục Tác chiến và các cơ quan, đơn vị có liên quan lập kế hoạch và tổ chức phúc tra báo cáo Tổng Tham mưu trưởng xem xét, quyết định loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là đạn dược cấp 5 và hóa chất độc hại của các đơn vị trong toàn quân.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm kỹ thuật của đơn vị; chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện xử lý theo phân cấp.

4. Hướng dẫn đơn vị tổ chức phúc tra, tham gia phúc tra đối với tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm kỹ thuật.

5. Chủ trì, chỉ đạo toàn diện, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện xử lý đạn dược bảo đảm an toàn về mọi mặt, cụ thể:

a) Sau khi Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định loại khỏi biên chế, phê duyệt kế hoạch xử lý, Tổng cục Kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, đơn vị thực hiện xử lý theo quy trình, quy phạm hiện hành do cấp có thẩm quyền ban hành.

b) Hướng dẫn việc xử lý đạn dược và hóa chất độc hại đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; thường xuyên rà soát tài liệu kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật và các quy định về xử lý tháo gỡ, hủy các loại đạn dược, hóa chất độc hại cho đơn vị thực hiện bảo đảm tuyệt đối an toàn;

c) Xác định rõ danh mục các loại đạn dược cấp 5 được xử lý theo các phương pháp (tháo gỡ hoặc hủy nổ, hủy đốt, hủy chôn); xác định số vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược cấp 5 báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư);

d) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong toàn quân, phân loại chính xác số đạn dược cấp 5 và điều chuyển cách ly;

đ) Rà soát lại toàn bộ năng lực xử lý đạn dược cấp 5 của các đơn vị, gồm: Lực lượng cán bộ, nhân viên kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và các yêu cầu khác cho công tác xử lý đạn dược và đề xuất phương án thực hiện với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;

e) Chỉ đạo tổ chức xử lý làm vô hiệu hóa ngay đạn dược cấp 5 nguy hiểm có thể gây ra cháy, nổ gây mất an toàn;

g) Chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các định mức chi phí xử lý cho từng chủng loại đạn dược và hóa chất độc hại với các hình thức xử lý khác nhau (không tính chi phí vận chuyển); định mức xây dựng cho hai loại hình đơn vị dự toán và đơn vị hạch toán;

h) Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật, chấp hành các quy định, quy trình, quy phạm kỹ thuật của các đơn vị làm nhiệm vụ xử lý đạn dược cấp 5, hóa chất độc hại để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong xử lý;

i) Định kỳ 6 tháng, năm Tổng cục Kỹ thuật tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính), Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Quân lực) về kết quả xử lý đạn dược, hóa chất độc hại trong toàn quân (nội dung báo cáo, gồm: số lượng đạn dược, hóa chất độc hại được xử lý, vật phẩm thu hồi sau xử lý, tình hình sử dụng ngân sách bảo đảm cho xử lý đạn dược; đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện và những vướng mắc cần giải quyết).

6. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức tháo gỡ, phân loại, phân cấp chất lượng, thu gom, bảo quản, cất giữ các loại thân bom, đạn, ống phóng; phụ tùng vật tư súng pháo; phụ tùng vật tư, trang bị kỹ thuật khác còn sử dụng được cho bảo đảm kỹ thuật, nhập kho và bảo quản, quản lý chặt chẽ theo chế độ quy định.

7. Chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị trong việc làm biến dạng vô hiệu hóa tính năng quân sự của trang bị kỹ thuật.

8. Chủ trì xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về phân cấp chất lượng; quy trình, quy phạm trong xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa bảo đảm kỹ thuật.

9. Đề xuất kế hoạch giám sát, kiểm tra công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản của đơn vị báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư).

10. Tổng hợp tình hình kết quả thực hiện công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, đạn dược, thiết bị vật tư hàng hóa đảm bảo kỹ thuật; kết quả tháo gỡ, thu hồi, cải hoán, tận dụng vật tư phụ tùng của toàn quân báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.

Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng khi loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng?

Căn cứ Điều 52 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về nội dung trên như sau

Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng trong toàn quân.

2. Phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm Công nghiệp quốc phòng.

3. Hướng dẫn đơn vị và tham gia phúc tra tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý sử dụng việc tận dụng tài sản là vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng giữ lại để bảo đảm nghiệp vụ ngành.

5. Chủ trì xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về phân cấp chất lượng; quy trình, quy phạm trong xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa dùng chung bảo đảm công nghiệp quốc phòng.

6. Đề xuất kế hoạch giám sát, kiểm tra, hướng dẫn công tác xử lý của đơn vị báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư).

7. Chỉ đạo các đơn vị, nhà máy trong Tổng cục tham gia đấu giá tài sản xử lý theo quy định tại Thông tư này.

8. Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện công tác loại biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.

Trân trọng!

Tổng cục Kỹ thuật
Hỏi đáp mới nhất về Tổng cục Kỹ thuật
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật trong công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của Tổng cục Kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam về phòng thủ dân sự
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Hậu cần trong các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật khi loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổng cục Kỹ thuật
379 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổng cục Kỹ thuật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổng cục Kỹ thuật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào